• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.285,46 -1,06/-0,08%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.285,46   -1,06/-0,08%  |   HNX-INDEX   229,21   -0,91/-0,40%  |   UPCOM-INDEX   92,70   +0,00/+0,00%  |   VN30   1.362,69   -0,20/-0,01%  |   HNX30   498,32   -2,61/-0,52%
19 Tháng Mười 2024 5:21:20 CH - Mở cửa
HKB: Tương lai mờ mịt của cổ phiếu HKB
Nguồn tin: Thời báo kinh doanh | 16/04/2022 10:49:04 SA
Với kết quả kinh doanh yếu kém khi liên tục báo lỗ cùng sự kém minh bạch, Công ty cổ phần Nông nghiệp và Thực phẩm Hà Nội - Kinh Bắc (Hakinvest, mã chứng khoán: HKB) đã khiến nhà đầu tư mất dần niềm tin và thị giá cổ phiếu liên tục lao dốc, thậm chí trong thời gian dài, cổ phiếu HKB còn rơi vào tình trạng không có giao dịch. Một số chuyên gia nghi ngờ về thanh khoản của cổ phiếu này nếu sức khoẻ tài chính cũng như chất lượng quản trị của doanh nghiệp không được cải thiện.
 
Hakinvest đã công bố Báo cáo tài chính (BCTC) quý I/2022. Kết quả sau thuế, công ty lỗ 15 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái lỗ 14,8 tỷ đồng, và ghi nhận quý thứ 9 liên tiếp kinh doanh thua lỗ.
 
Quý thứ 9 liên tiếp thua lỗ
 
Tính đến 31/3/2022, Hakinvest có 156,6 tỷ đồng nợ ngắn hạn và cao gấp 2,8 lần tài sản ngắn hạn. Lỗ luỹ kế đã lên mức 284,7 tỷ đồng, trong khi số vốn điều lệ của công ty chỉ có 240 tỷ đồng.

 
Tính đến 31/3/2022, lỗ luỹ kế của Hakinves đã lên mức 284,7 tỷ đồng.
 
Trước đó, từ năm 2017 đến năm 2021, Hakinvest liên tiếp ghi nhận kinh doanh thua lỗ. Trong đó, năm 2018 nặng nhất với khoản lỗ gần 143 tỷ đồng. Đến năm 2019, công ty đã thoát lỗ nhưng lãi chỉ vỏn vẹn gần 2 tỷ đồng. Sang năm 2020, công ty lại tiếp tục báo lỗ 64,5 tỷ đồng. Riêng trong quý IV/2021, Hakinvest đã lỗ hơn 14 tỷ đồng.
 
Được biết, Hakinvest được thành lập vào năm 2009, là doanh nghiệp kinh doanh nông sản (tiêu, sắn, ngô, gạo); sản xuất các sản phẩm cà phê, chè; chế biến và kinh doanh nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi...
 
Thời điểm đưa cổ phiếu lên sàn, Hakinvest đã chia sẻ về chiến lược phát triển lâu dài và bền vững với ngành nông nghiệp và xây dựng mục tiêu rất tham vọng, “phấn đấu trở thành một doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực nông nghiệp vào năm 2025, một doanh nghiệp nông nghiệp tầm cỡ của khu vực vào năm 2030”.
 
Thực tế cho thấy, chỉ trong vòng hơn 1 năm trước khi đưa cổ phiếu lên sàn chứng khoán, Hakinvest đã tăng vốn gấp hơn 4 lần. Trong vòng hơn 3 năm trên sàn, công ty đã tăng vốn gấp hơn 2,5 lần, từ 200 tỷ đồng lên 515,99 tỷ đồng.
 
Thông tin liên quan, mới đây, Hakinvest đã bị xử phạt vi phạm hành chính số tiền 100 triệu đồng do việc công bố hàng loạt các báo cáo thường niên, báo cáo tình hình quản trị, báo cáo tài chính không đúng thời hạn theo quy định.
 
Đây cũng không phải lần đầu, Hakinvest bị xử phạt. Trước đó, thời điểm năm 2018, doanh nghiệp đã từng bị phạt 170 triệu đồng vì chậm công bố thông tin và thông tin sai lệch. Trong đó, phạt tiền 70 triệu đồng theo quy định do công bố thông tin không đúng thời hạn theo quy định pháp luật và 100 triệu đồng do công bố thông tin sai lệch (Hakinvest đã công bố thông tin sai lệch chỉ tiêu Tiền mặt trong báo cáo tài chính năm 2016 được kiểm toán ký ngày 30/3/2017 và ngày 6/4/2017; các chỉ tiêu Tiền chi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác và Đầu tư vào công ty con, Chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố tại BCTC năm 2016 được kiểm toán ký ngày 30/3/2017).
 
Như vậy, với những mục tiêu "tầm cỡ" đã đề ra thì những gì đã thể hiện trong những năm qua của Hakinvest đã khiến nhiều nhà đầu tư vô cùng thất vọng.
 
Cổ phiếu lao dốc
 
Không chỉ khiến nhà đầu tư thất vọng về tình hình kinh doanh sa sút, trên sàn chứng khoán, cổ phiếu HKB cũng chẳng khá khẩm hơn là bao.
 
Có thể thấy, trong năm thứ hai sau khi lên sàn (2016), công ty báo cáo kết quả kinh doanh tích cực với 71,52 tỷ đồng lãi sau thuế. Nhờ đó, cổ phiếu HKB đã tăng mạnh từ vùng mệnh giá 10.000 đồng/cp lên 30.000 đồng/cp trong vòng 1 năm.
 
Tuy nhiên, các năm sau đó, việc thua lỗ triền miên cùng sự kém minh bạch của Hakinvest đã khiến thị giá cổ phiếu HKB lao dốc dần và nằm quanh mốc 1.000 đồng/cp trong vài năm nay.
 
Ngày 20/7/2021, cổ phiếu HKB phải rời sàn HNX sau 6 năm niêm yết. Sau khi bị huỷ niêm yết trên HNX, gần 51,6 triệu cổ phiếu HKB, tương ứng tổng giá trị đăng ký giao dịch xấp xỉ 516 tỷ đồng được chuyển sang giao dịch trên UPCoM kể từ ngày 28/7/2021 với giá tham chiếu là 800 đồng/cp.
 
Trước đó, vào đầu tháng 6/2021, HNX đã có thông báo về việc cổ phiếu HKB có khả năng bị hủy niêm yết theo quy định tại điểm h khoản 1 Điều 120 Nghị định 155/2020/NĐ-CP do Công ty TNHH Kiểm toán CPA Việt Nam từ chối cho ý kiến đối với BCTC năm 2020 của công ty.
 
Thời điểm đó, các chuyên gia phân tích đã đưa ra nhận định, thanh khoản của cổ phiếu này sẽ tiếp tục là vấn đề mà cổ đông, nhà đầu tư cổ phiếu HKB phải đối mặt trong thời gian sau đó.
 
Bởi lẽ, ngoài lý do sàn UPCoM thường kém sức hút với dòng tiền hơn so với hai sàn niêm yết chính thức thì vấn đề cốt lõi là có rất nhiều vấn đề trong sức khoẻ tài chính cũng như chất lượng quản trị của Hakinvest.
 
Theo quan sát, trong khoảng thời gian từ năm 2020 - 2021, mặc dù nhiều cổ phiếu thị giá thấp có mức tăng mạnh, song thị giá cổ phiếu HKB vẫn chỉ loanh quanh trong khoảng 500 - 800 đồng/cp, đặc biệt từ tháng 11/2020 - 29/7/2021, cổ phiếu HKB hoàn toàn không có giao dịch và đứng bất động tại mức giá 800 đồng/cp. 
 
Chốt phiên ngày 15/4/2022, cổ phiếu HKB đang giao dịch ở mức 1.800 đồng/cp (-5,3%) với khối lượng giao dịch chỉ đạt khoảng 300 đơn vị.
 
Như vậy, với việc thua lỗ quý thứ 9 liên tiếp và tiếp tục bị xử phạt hành chính do công bố BCTC không đúng quy định đã khiến nỗi thất vọng của các nhà đầu tư với Hakinvest ngày càng lớn dần. Điều này được thể hiện qua việc thị giá cổ phiếu luôn trong tình trạng đi ngang và mất thanh khoản là chủ yếu. Có lẽ rằng, tương lai tới đây của cổ phiếu HKB dường như vẫn còn mờ mịt, chưa có chút ánh sáng le lói.
 

Cổ phiếu liên quan

Công ty
Giá
Tin tức