Đại hội cổ đông của CTCK MBS đã diễn ra vào sáng 26/4 thông qua các nội dung về tăng vốn năm 2022, kế hoạch kinh doanh năm 2022 và bầu thay thế thành viên HĐQT.
Kết quả kinh doanh của
MBS có được sự hậu thuẫn mạnh mẽ của thị trường chứng khoán. Công ty ghi nhận doanh thu năm 2021 là 2.247 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế là 736 tỷ đồng, lần lượt vượt kế hoạch 50% và 53%. So với năm 2021, 2 chỉ tiêu này tăng trưởng 100% và 119%.
Báo cáo của ban điều hành cũng cho biết số lượng tài khoản giao dịch cuối năm 2021 tăng 159% so với đầu năm.
Doanh thu phí môi giới đạt 931,6 tỷ đồng, gấp 2,7 lần năm 2020 trong khi doanh thu từ cho vay margin và dịch vụ khách là 646,6 tỷ đồng, gấp 2,03 lần năm 2020.
Hoạt động IB đem về doanh thu 103 tỷ đồng nhờ
MBS đẩy mạnh tư vấn phát hành 19.351 tỷ đồng trái phiếu cho các doanh nghiệp trong năm 2021.
Năm 2022,
MBS đặt mục tiêu doanh thu 3.027 tỷ đồng, tăng trưởng 35% so với năm 2021. Lợi nhuận trước thuế tăng 49% lên 1.100 tỷ đồng.
Để khích lệ người lao động, ban điều hành đề xuất thưởng cho tập thể CBNV vượt kế hoạch 20% phần vượt kế hoạch. Tuy nhiên, nội dung này không xuất hiện trong tờ trình tại đại hội.
Trong khi đó, nội dung về kế hoạch tăng vốn điều lệ được đưa ra. Công ty sẽ tăng vốn điều lệ từ 2.676,18 tỷ đồng lên 3.806,127 tỷ đồng. Số vốn điều lệ tăng thêm là 1.129 tỷ đồng được thực hiện thông qua phát hành 53,52 triệu cổ phiếu bằng cổ tức và 59,47 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu.
Mục đích của đợt phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu là để bổ sung cho nguồn margin 195 tỷ đồng và đầu tư phát triển hệ thống công nghệ là 400 tỷ đồng.
Đại hội đã thông qua các tờ trình và cùng với đó đã bầu thay thế thành viên HĐQT ông Phan Phương Anh thay ông Trần Hải Hà.
ĐHĐCĐ MBS: Tập trung khai thác tệp khách hàng từ MBB, tự tin bám đuổi Top 5 môi giới
Thị trường cổ phiếu tích cực trong trung và dài hạn, mảng tư vấn phát trái phiếu không có rủi ro
Tại phần thảo luận, ban lãnh đạo của đã có những chia sẻ về nguồn thu, thị phần và sự cần thiết của việc tăng vốn.
Theo đó, năm 2022,
MBS đặt ra kế hoạch tham vọng lợi nhuận trước thuế là 1.100 tỷ đồng dù thị trường gặp nhiều khó khăn ở thời điểm hiện. Hoạt động môi giới và IB vẫn là mảng chính đem lại lợi nhuận chính với đóng góp lần lượt 65% và 15%.
Trong ngắn hạn,
MBS đánh giá thị trường đang khó lường, nhà đầu tư thua lỗ nhưng trung và dài hạn vẫn sẽ tích cực.
Dù thị phần của
MBS không nằm trong Top 5 của HOSE nhưng tại vị trí thứ 7,
MBS cho rằng cách không đáng kể so với nhóm này. Mức thị phần chênh lệch chỉ khoảng 0,8-1% là không đáng kể. Hiện, số lượng tài khoản của nhà đầu tư cá nhân trong nước đã chiếm 5% và trong 2 năm nữa sẽ khoảng 10% dân số,
MBS đặt mục tiêu sẽ hút được 20% số tài khoản này.
Trước mắt, Công ty sẽ tiếp tục bám sát quá trình chuyển đổi số và khai thác nguồn khách hàng 9 triệu tài khoản đang sử dụng nền tảng của MBB.
Việc tăng vốn hiện đang là yêu cầu cấp bách do nguồn tài chính hiện chỉ đến từ trái phiếu và cho vay ngân hàng. Trong khi đó, hệ thống ngân hàng đang siết chặt việc cho vay trái phiếu và lĩnh vực cho vay chứng khoán nên
MBS cần phải bổ sung vốn.
Ngoài ra, với hoạt động tư vấn phát hành trái phiếu, lãnh đạo của
MBS cũng trấn an cổ đông sau sự kiện Tân Hoàng Minh vừa qua. Công ty xây dựng sản phẩm một cách phù hợp và có sự lựa chọn đối với tệp khách hàng khai thác trong hệ sinh thái của MBB. Vì vậy, hoạt động tư vấn phát hành trái phiếu là không có rủi ro.