• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.241,97 -0,16/-0,01%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.241,97   -0,16/-0,01%  |   HNX-INDEX   223,09   -0,61/-0,27%  |   UPCOM-INDEX   91,96   -0,10/-0,11%  |   VN30   1.301,06   +1,84/+0,14%  |   HNX30   474,27   -1,53/-0,32%
27 Tháng Mười Một 2024 6:42:18 CH - Mở cửa
CMN: Viễn cảnh khó khăn của mì tôm Miliket
Nguồn tin: Diễn đàn doanh nghiệp | 08/04/2022 7:10:00 SA
Là một trong những thương hiệu nổi tiếng của người Việt có tuổi đời gần 50 năm, giờ đây Miliket đang vật lộn tìm cách để tiếp tục sinh tồn.
 
Mới đây, CTCP Lương thực – Thực phẩm Colusa – Miliket (mã CK: CMN) vừa công bố báo cáo tài chính đã kiểm toán năm 2021.
 
"Tượng đài chìm nghỉm"
 
Theo báo cáo tài chính, năm 2021, Miliket ghi nhận doanh thu thuần cả năm đạt gần 574 tỷ đồng, giảm 40 tỷ đồng, tương ứng giảm khoảng 6,5% so với năm 2020. Lợi nhuận gộp đạt 122 tỷ đồng, biên lợi nhuận gộp là 21,3% thu hẹp lại so với mức 23% của năm 2020. Doanh thu tài chính đạt 7 tỷ đồng giảm 22% so với gần 9 tỷ đồng năm 2020.
 
 
'Huyền thoại' mì hai tôm Miliket đã trở thành ký ức đẹp của nhiều thế hệ người Việt Nam trong 1-2 thập kỷ cuối thế kỷ 20
 
Dù tiết kiệm các loại chi phí, lợi nhuận sau thuế của Miliket vẫn giảm mạnh 35,7%, xuống còn hơn 14 tỷ đồng. Đây là năm thứ 3 liên tiếp, lợi nhuận Miliket sụt giảm. EPS đạt 2.963 đồng.
 
Năm nay, dòng tiền lưu chuyển từ hoạt động kinh doanh của Miliket âm 12 tỷ đồng trong khi năm ngoái dương 9,6 tỷ đồng.
 
Trong khi đó, ông lớn ngành mì tôm Việt Nam - Tập đoàn Acecook với mì Hảo Hảo đã trở thành thương hiệu quốc dân, đang chiếm lĩnh khoảng 35% thị phần mì tôm Việt Nam. Năm 2020, doanh thu mì ăn liền của ông lớn này đạt 11.531 tỷ đồng.
 
Đứng thứ hai trong ngành là Masan. Hai năm gần đây, tốc độ tăng trưởng doanh thu ngành hàng mì ăn liền của Masan luôn đứng đầu thị trường, trung bình đạt 33,19%/năm, gấp 9 lần so với toàn thị trường mì Việt Nam.
 
Masan sở hữu chuỗi bán lẻ Winmart, Winmart+ tích hợp với Masan Consumer dẫn dắt thị trường mì ăn liền với hai nhãn hàng nổi tiếng là Omachi và Kokomi.
 
Từ năm 2020, đại dịch Covid-19 thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng mì gói của người dân Việt Nam khiến doanh thu của Masan tăng mạnh. Năm 2021, doanh thu mảng mì gói của Masan Consumer đạt 8.800 tỷ đồng, tăng 27,8% so với năm 2020, tăng 43,71% so với trước đại dịch.
 
Từ thương hiệu lớn đến sự lãng quên
 
Miliket là một trong 13 nhà máy đầu tiên được xây dựng để phát triển ngành công nghiệp nhẹ tại Việt Nam, tiền thân là hai xí nghiệp: Chế biến lương thực thực phẩm Colusa (1972) và Lương thực thực phẩm Miliket (1995).
 
Hai doanh nghiệp này được sáp nhập vào tháng 4/2004, với tên gọi Xí nghiệp chế biến Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket để thực hiện cổ phần hóa.
 
Xí nghiệp chế biến Lương thực Thực phẩm Colusa thành lập năm 1972 với tên gọi Công ty sản xuất chế biến mì ăn liền Safoco Sài Gòn thực phẩm. Còn Xí nghiệp Lương thực Thực phẩm Miliket thành lập năm 1995, sáp nhập từ 2 cửa hàng Lương thực Thủ Đức và Lương thực quận 5.
 
 
Tháng 8/2006, công ty chính thức hoạt động theo hình thức công ty cổ phần với vốn điều lệ ban đầu 48 tỷ đồng. Từ đó đến nay công ty chưa tiến hành tăng vốn.
 
Tính đến 15/11/2016 Colusa - Miliket có 4 cổ đông lớn nắm giữ tổng cộng 80,51% vốn điều lệ công ty, trong đó Tổng công ty Lương thực Miền Nam (VNF2 – Vinafood 2) là cổ đông lớn nhất, sở hữu 30,72% vốn, Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam Vinataba sở hữu 20,41% vốn.
 
"Huyền thoại" mì hai tôm Miliket đã trở thành ký ức đẹp của nhiều thế hệ người Việt Nam trong 1-2 thập kỷ cuối thế kỷ 20 và là một trong những thương hiệu xuất hiện sớm nhất tại Việt Nam, thống lĩnh gần như toàn bộ thị trường mì ăn liền tại Việt Nam, cũng được xem là thương hiệu “độc quyền” trên thị trường trong hàng chục năm của thập niên 70, 80.
 
Thương hiệu này nhắm vào phân khúc giá rẻ, bình dân, đặc biệt là khu vực nông thôn. Nhưng cũng từng có giai đoạn mì tôm Miliket trở thành món đồ ăn xa xỉ với nhiều người, khi chúng chỉ được bán tại các cửa hàng tạp hóa quốc doanh.
 
Miliket nổi tiếng đến mức hình ảnh hai con tôm chụm đầu vào nhau in ngoài bao bì đã trở thành biểu tượng, thành thói quen và thành luôn cái tên chung cho các loại mì gói được sản xuất về sau này.
 
Theo chia sẻ của nhiều người tiêu dùng lớn tuổi, những năm 80 của thế kỷ trước, mì tôm Miliket chỉ có 2 sản phẩm chính là mì gói giấy với hình ảnh 2 con tôm trên bao bì và mì ký (bán theo kg) với hình ảnh 4 con tôm trên mỗi túi 1 kg.
 
Không có thống kê nào về kết quả kinh doanh của vua mì tôm Miliket những năm trước 2000 được công bố, tuy nhiên với vị thế “độc quyền”, thành công mà Miliket gặt hái được thời điểm đó không ai có thể phủ nhận.
 
Sau năm 2000, sự gia nhập thị trường của nhiều hãng mì ăn liền trong và ngoài nước đã khiến vị thế “độc quyền” của Miliket dần mất đi.
 
Các hãng mì mới xuất hiện với nguồn lực mạnh mẽ hơn rất nhiều và đầu tư, quảng bá hình ảnh những gói mì ăn liền ấn tượng với hình ảnh minh họa trên bao bì bắt mắt cùng với kênh phân phối rộng lớn. Ra đời sau nhưng nhờ tiềm lực lớn, Vina Acecook, Masan, Asia Foods… nhanh chóng chiếm thị phần của Miliket.
 
Đứng trước sự cạnh tranh khốc liệt của các đối thủ lắm tiền nhiều của, mặc dù không có điều kiện chi nhiều tiền quảng cáo, Miliket vẫn tìm được chỗ đứng cho riêng mình, đó là tập trung vào phân khúc nông thôn, những người thu nhập thấp và phân phối sản phẩm cho các quán lẩu, chứ không bán rộng khắp.
 
Doanh nghiệp cũng đã phát triển thêm nhiều sản phẩm khác để bắt kịp những thay đổi của thị trường. Miliket sản xuất thêm phở, cháo, hủ tiếu, miến ăn liền và lấn sân sang các mặt hàng gia vị như: nước tương, tương ớt, bột canh, nước chấm thực vật... Các sản phẩm của doanh nghiệp đã xuất hiện tại Hàn Quốc, Trung Quốc, Myanmar, Singpore...
 
Đặc biệt, Miliket cũng là một trong số ít đơn vị vẫn sản xuất sản phẩm mì ký - sản phẩm mà hầu hết thương hiệu lớn hiện nay không sản xuất. Nhờ đó, mì 2 con tôm vẫn sống khỏe trong thị trường ngách với tập khách hàng riêng của mình và đang lớn mạnh về doanh thu.
 
Tuy nhiên, hoàng kim ấy cũng không kéo dài khi các đối thủ cũng nhìn ra con đường mà Miliket đang đi và cũng không bỏ qua bất cứ cơ hội nào.
 
Không có chiến dịch quảng cáo, truyền thông rầm rộ nào, cũng không có dòng sản phẩm mới mang tính đột biến, Colusa - Miliket càng bộc lộ việc không thực sự chú trọng đầu tư cho năng lực sản xuất. Quy mô sản lượng tiêu thụ, doanh thu của Công ty gần như không tăng trưởng trong 3 năm qua.
 
Ở thời điểm hiện tại, cái tên Miliket đã “lép vế” rõ rệt trong cuộc đua với các ông lớn cùng ngành khi cuối năm 2021, Colusa - Miliket đã có năm suy giảm lợi nhuận thứ 3 liên tiếp.
 

Cổ phiếu liên quan