• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.250,46 +8,35/+0,67%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.250,46   +8,35/+0,67%  |   HNX-INDEX   224,64   +1,07/+0,48%  |   UPCOM-INDEX   92,74   +0,39/+0,43%  |   VN30   1.311,26   +9,74/+0,75%  |   HNX30   479,79   +4,19/+0,88%
30 Tháng Mười Một 2024 8:49:00 SA - Mở cửa
Doanh nghiệp lãi trên ngàn tỷ quý 1/2022: Ai quán quân, ai đi lùi?
Nguồn tin: Vietnam Daily | 12/05/2022 8:24:59 SA
Theo báo cáo tài chính quý 1/2022, tính đến ngày 11/5 ghi nhận 28 đơn vị có lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ ở mức trên ngàn tỷ đồng.
 
VPBank là "quán quân" về lợi nhuận quý 1 vượt cả Viecombank
 
Đứng đầu danh sách này là một nhà băng VPBank (VPB) khi có mức lãi ròng lên tới 8.671 tỷ đồng, tăng vọt tới 171% so cùng kỳ và chính thức vượt mặt "ông lớn" luôn giành vị trí dẫn đầu tư trước tới nay là Vietcombank. 
Sở dĩ VPBank đạt lãi kỷ lục kỳ này nhờ ghi nhận khoản lãi từ hoạt động khác tới hơn 7,110 tỷ đồng, gấp 9 lần cùng kỳ. Khoản lãi này đã bao gồm khoản phí hỗ trợ từ thỏa thuận hợp tác độc quyền phân phối bảo hiểm giữa VPBank và Công ty Bảo hiểm Nhân thọ AIA Việt Nam.
Còn các nguồn thu khác của VPBank trong quý vừa qua chỉ ghi nhận tăng trưởng ở mức bình thường. Thêm vào đó, kỳ này VPBank chỉ dành ra 4,132 tỷ đồng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, giảm 7%, do đó VPBank báo lãi trước thuế hợp nhất gấp 2.8 lần cùng kỳ với hơn 11,146 tỷ đồng và đạt gần 38% kế hoạch cả năm. 
Ở vị trí á quân chính là "anh cả" ngành thép Hòa Phát (HPG) với 8.217 tỷ đồng, tăng gần 18% so cùng kỳ. Doanh thu quý 1 của HPG đạt mốc 44.058 tỷ đồng, tăng 41% so cùng kỳ 2021. Lợi nhuận gộp ở mức cao 10.108 tỷ đồng, tương ứng tỷ suất lãi gộp biên đạt 22,9%.
Theo HPG, sở dĩ lợi nhuận kỳ này tăng mạnh do sản lượng thép thô tiêu thụ tăng so với cùng kỳ, đồng thời giá vốn và giá bán đều ở mức tốt với doanh nghiệp. 
Sau nhiều kỳ đứng ở vị trí đầu bảng, thì nay Vietcombank (VCB) ở vị trí thứ 3 khi lãi ròng đạt 7.962 tỷ đồng, chỉ tăng hơn 15% so cùng kỳ.
Đáng nói, kỳ này hoạt động kinh doanh của Vietcombank không đồng nhất khi nguồn thu chính tăng trưởng 19% lên gần 11,976 tỷ đồng.
Ngược lại, nguồn thu ngoài lãi lại sụt giảm mạnh như lãi từ dịch vụ giảm 21% (còn 2,710 tỷ đồng), lãi từ mua bán chứng khoán kinh doanh giảm đến 80% (còn gần 17 tỷ đồng), lãi từ hoạt động khác giảm 52% (còn 484 tỷ đồng)…
Dù vậy, lãi trước thuế của Vietcombank tăng 15% so với cùng kỳ, đạt hơn 9,950 tỷ đồng, tương ứng đạt 32% kế hoạch cả năm.
Đây là 3 đơn vị ghi nhận lợi nhuận nổi trội nhất trong quý 1/2022, còn lại ở chiếu dưới ghi nhận đa số nằm trong khoảng 1 ngàn đến 2 ngàn tỷ đồng.
 
 
 Top 28 đơn vị ghi nhận lợi nhuận trên ngàn tỷ trong quý 1/2022
 
DPM "bứt tốc" về mức độ tăng trưởng khủng 1.138%, VietinBank và Vinhomes đi lùi
 
Đặc biệt nếu xét về tốc độ tăng trưởng so với cùng kỳ trong top 28 đơn vị này thì Phân bón và Hóa chất Dầu khí (DPM) đứng đầu với mức tăng vọt lên tới 1.138% để lên mức đỉnh cao nhất từ trước đến nay của mình là 2.114 tỷ đồng và cũng vượt rất xa so kế hoạch đề ra của cả năm.
DPM ghi nhận sản lượng bán hàng phân bón, hóa chất đều tăng mạnh trong quý 1/2022. Cụ thể sản lượng bán hàng urea tăng 30%, NPK tăng 33%, NH3 tăng 13% so cùng kỳ.
Trong khi đó, giá bán trung bình các loại phân bón hóa chất cũng gia tăng mạnh, từ hơn 70%-170% so với cùng kỳ, giúp DPM bù đắp chi phí nguyên liệu đầu vào tăng cao, trong đó giá khí nguyên liệu đầu tăng khoảng 37%.
Do đó, khép lại quý 1, DPM đạt doanh thu 5,885 tỷ đồng, gấp 3 lần cùng kỳ; lãi gộp đạt 2,823 tỷ đồng, gấp 6.5 lần.
Đứng ở vị trí thứ hai cũng chính là một doanh nghiệp cùng ngành phân đạm là Phân bón Dầu khí Cà Mau (DCM) với mức tăng 898% lên 1.515 tỷ đồng.
Theo DCM, doanh thu bán hàng quý 1/2022 gấp 2.2 lần cùng kỳ năm trước, do tình trạng khan hiếm nguồn cung phân bón dẫn đến giá bán phân bón trong nước tăng mạnh. Cụ thể, giá bán bình quân mặt hàng phân bón Ure TM quý 1/2022 tăng hơn 148% so cùng kỳ.
Với kết quả này, DCM đã thực hiện được 45% chỉ tiêu doanh thu và vượt 196% mục tiêu lợi nhuận cả năm chỉ sau quý đầu tiên.
Ở mức tăng vọt tính bằng lần thì còn có Masan (MSN) là doanh nghiệp đứng thứ 3 về tốc độ tăng trưởng với 752% lên mức 1.596 tỷ đồng; hay Hóa chất Đức Giang (DGC) tăng 370% với 1.335 tỷ và Novaland tăng 101% khi đạt 1.079 tỷ đồng.

 
Ở chiều ngược lại, chỉ ghi nhận 2 đơn vị có lợi nhuận suy giảm trong top gồm VietinBank (CTG) và Vinhomes (VHM) lần lượt lượt là 28% và 16% về còn 4.664 tỷ và 4.540 tỷ đồng. 
Cụ thể, trong quý đầu năm, hoạt động chính của VietinBank đi lùi so với cùng kỳ khi giảm 5%, chỉ còn gần 10,146 tỷ đồng thu nhập lãi thuần.
Nguồn thu ngoài lãi cũng không đồng nhất. Lãi từ kinh doanh ngoại hối gấp 2.3 lần cùng kỳ (784 tỷ đồng) và lãi từ hoạt động khác gấp 4.3 lần (1,877 tỷ đồng); trong khi lãi từ mua bán chứng khoán kinh doanh giảm đến 68% (còn 56 tỷ đồng). Đáng chú ý, hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư báo lỗ gần 233 tỷ đồng trong khi cùng kỳ chỉ lỗ hơn 110 tỷ đồng.
Thêm vào đó, VietinBank tăng trích lập dự phòng rủi ro tín dụng gấp 3.3 lần cùng kỳ, lên gần 4,427 tỷ đồng. Kết quả, lợi nhuận trước thuế giảm đến 28%, chỉ còn gần 5,823 tỷ đồng.
Với Vinhomes, lợi nhuận giảm do doanh thu thuần quý 1/2022 đạt gần 8,924 tỷ đồng, suy giảm 31% so với cùng kỳ, đến từ việc bàn giao bất động sản để ở tại 3 đại dự án Vinhomes Ocean Park, Vinhomes Smart City và Vinhomes Grand Park.