• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,55 0,00/0,00%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 9:14:59 SA

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,55   0,00/0,00%  |   HNX-INDEX   222,34   +0,65/+0,30%  |   UPCOM-INDEX   92,92   +0,12/+0,13%  |   VN30   1.316,95   0,00/0,00%  |   HNX30   462,43   +2,18/+0,47%
21 Tháng Giêng 2025 9:22:08 SA - Mở cửa
Thế giới lao đao khi đồng USD tăng giá mạnh
Nguồn tin: Vietnam Finance | 16/05/2022 8:55:32 SA
Đồng USD tăng giá có thể giúp Mỹ kiểm soát lạm phát. Nhưng điều này cũng có nguy cơ đẩy giá nhập khẩu của các nền kinh tế khác lên cao, thậm chí thúc đẩy lạm phát trên toàn cầu.
 
Theo Bloomberg, đồng USD tăng cao đang đẩy nền kinh tế toàn cầu vào suy thoái bởi chi phí đi vay cao hơn và thị trường tài chính biến động nhiều hơn.
 
Sức mạnh của đồng bạc xanh tăng lên sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) bắt đầu nâng lãi suất để kiểm soát lạm phát. Các nhà đầu tư cũng đẩy mạnh mua vào đồng USD trong bối cảnh nền kinh tế bất ổn.
 
Đồng tiền tăng giá sẽ giúp FED hạ nhiệt giá cả và hỗ trợ nhu cầu mua hàng hóa nước ngoài của người Mỹ. Nhưng điều này cũng có nguy cơ đẩy giá nhập khẩu của các nền kinh tế khác lên cao, thậm chí thúc đẩy lạm phát và làm xói mòn vốn.
 
 
Đồng USD đi lên có nguy cơ đẩy giá nhập khẩu của các nền kinh tế khác lên cao, thậm chí thúc đẩy lạm phát và làm xói mòn vốn. Ảnh: Reuters.
 
Đồng bạc xanh đi lên
 
Mối nguy này càng đáng ngại hơn đối với các nền kinh tế mới nổi. Tháng này, cả Ấn Độ và Malaysia đều bất ngờ nâng lãi suất trong nỗ lực chống đỡ tỷ giá hối đoái.
 
Các nền kinh tế tiên tiến cũng không miễn nhiễm. Tuần trước, đồng EUR lao dốc xuống mức thấp kỷ lục trong vòng 5 năm, đồng CHF của Thụy Sĩ suy yếu xuống ngưỡng ngang bằng với đồng USD lần đầu tiên kể từ năm 2019. Đồng yen chạm mốc thấp nhất trong 2 thập kỷ.
 
Theo dự báo mới của Viện Tài chính Quốc tế (IFF), tăng trưởng toàn cầu nhìn chung sẽ đi ngang trong năm nay khi châu Âu rơi vào suy thoái, Trung Quốc tăng trưởng chậm lại và các điều kiện tài chính của Mỹ thắt chặt đáng kể.
 
Các nhà kinh tế tại Morgan Stanley dự đoán tăng trưởng năm nay sẽ thấp hơn một nửa so với tốc độ năm 2021.
 
Khi lãi suất tiếp tục tăng trong bối cảnh biến động toàn cầu - từ cuộc chiến ở Ukraine đến làn sóng Covid-19 mới ở Trung Quốc, các nhà đầu tư đổ xô vào những tài sản an toàn.
 
Những quốc gia thâm hụt tài khoản vãng lai sẽ đối mặt với biến động mạnh mẽ hơn. "Mỹ luôn là một nơi trú ẩn an toàn. Với việc FED nâng lãi suất và lãi suất thị trường tăng cao, nhiều vốn có thể chảy vào Mỹ hơn. Điều này làm tổn hại các thị trường mới nổi", ông Clay Lowery - Phó chủ tịch điều hành IFF - nhận định.
 
Theo IIF, chỉ riêng trong tháng 4,4 tỷ USD đã chảy khỏi thị trường chứng khoán của các nền kinh tế mới nổi. Đồng tiền của những quốc gia này cũng sụt giá. Trái phiếu châu Á mới nổi lao dốc 7% trong năm nay.
 
"Chính sách tiền tệ thắt chặt của Mỹ sẽ có tác động lan tỏa tới phần còn lại của thế giới", ông Rob Subbaraman - Trưởng bộ phận nghiên cứu thị trường toàn cầu của Nomura Holdings Inc. - nhận định.
 
"Hầu hết nền kinh tế bên ngoài Mỹ đều bắt đầu rơi vào vị thế yếu hơn chính nước Mỹ", ông nói thêm.
 
Tác động lan tỏa
 
Nhiều nhà sản xuất đối mặt với chi phí tăng cao. Toyota Motor Corp. dự báo lợi nhuận hoạt động giảm 20% trong năm tài chính hiện tại dù doanh số bán xe tăng mạnh. Nguyên nhân là chi phí hậu cần và nguyên vật liệu tăng kỷ lục.
 
Công ty cho biết đồng yen suy yếu sẽ không thể tạo ra mức tăng doanh thu lớn.
 
Đồng NDT của Trung Quốc suy yếu bởi dòng vốn kỷ lục rút khỏi thị trường tài chính của nước này.
 
"Đà giảm đột ngột của đồng NDT chủ yếu do triển vọng kinh tế của Trung Quốc xấu đi, hơn là tác động từ thay đổi chính sách của FED", chiến lược gia Alvin Tan tại Royal Bank of Canada ở Singapore bình luận.
 
“Nhưng nó đã phá vỡ khiên chắn của các đồng tiền của châu Á khỏi đà tăng giá của đồng USD, dẫn đến sự suy yếu nhanh chóng của những đồng tiền này trong tháng qua", vị chuyên gia nói thêm.
 
Ở những nền kinh tế tiên tiến, đồng tiền suy yếu khiến các ngân hàng trung ương rơi vào thế tiến thoái lưỡng nan.
 
Tháng này, thành viên Hội đồng Thống đốc Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) Francois Villeroy de Galhau nhấn mạnh rằng “đồng EUR quá yếu sẽ đi ngược lại mục tiêu ổn định giá".
 
"Tỷ giá hối đoái yếu hơn sẽ làm tăng áp lực đối với giá nhập khẩu, khiến lạm phát tăng đáng kể so với mục tiêu 2% của các ngân hàng trung ương", ông Dario Perkins - nhà kinh tế trưởng tại TS Lombard - bình luận.
 
“Thắt chặt tiền tệ có thể làm giảm bớt vấn đề này, nhưng cái giá phải trả là những vết thương kinh tế", ông cảnh báo.