• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,55 +0,44/+0,04%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,55   +0,44/+0,04%  |   HNX-INDEX   221,69   -0,79/-0,35%  |   UPCOM-INDEX   92,80   -0,31/-0,33%  |   VN30   1.316,95   +3,47/+0,26%  |   HNX30   460,25   -1,94/-0,42%
21 Tháng Giêng 2025 3:54:32 SA - Mở cửa
Ngành thép tụt phong độ quý 1/2022, cổ phiếu rớt mạnh từ vùng đỉnh
Nguồn tin: Vietnam Daily | 06/05/2022 8:26:48 SA
Không còn hào quang đỉnh cao như năm 2021, các doanh nghiệp ngành thép thể hiện phong độ tụt dốc trong quý đầu năm 2022 cả về kết quả kinh doanh lẫn thị giá cổ phiếu.
 
Thống kê từ báo cáo tài chính của nhiều doanh nghiệp thép lớn trên sàn chứng khoán cho thấy tất cả đều ghi nhận doanh thu quý 1/2022 tăng trưởng so với cùng kỳ năm ngoái nhưng lợi nhuận phân hoá.
"Anh cả" Hòa Phát (HPG) ghi nhận 44.400 tỷ đồng doanh thu trong quý 1, tăng 41%, đây là mức doanh thu cao thứ 2 trong lịch sử tập đoàn. Lợi nhuận sau thuế đạt 8.200 tỷ đồng, tăng 17% so với quý 1/2021. Được biết, sản xuất gang thép và các sản phẩm thép đóng góp 90% vào kết quả chung của HPG trong quý đầu năm nay.
Hiện tại, HPG có công suất thép thô trên 8 triệu tấn/năm, tương đương khoảng 700.000 tấn/tháng. HPG cho biết trong quý 1/2022, dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, giá nguyên vật liệu đầu vào sản xuất thép như than luyện coke, quặng sắt tăng cao.
Tuy nhiên, các nhà máy của Hòa Phát luôn hoạt động hết công suất để đáp ứng nhu cầu thị trường. Hòa Phát đã sản xuất 2,16 triệu tấn thép thô, tăng 8% so với cùng kỳ….
Bên cạnh đó, Thép Nam Kim (NKG) báo cáo doanh thu thuần 7.151 tỷ đồng và lợi nhuận gộp 957 tỷ đồng, tăng tương ứng 47% và 157% so với cùng kỳ. Chưa kể, biên lợi nhuận gộp NKG cũng ở mức 13,4% trong quý 1/2022, cao hơn mức 12,6% của cùng kỳ.
Khấu trừ chi phí, lãi ròng Công ty đạt 507 tỷ, tăng 59% so với quý 1/2021.
Giải trình của Nam Kim cho biết doanh thu quý I tăng là do công ty đẩy mạnh các kênh bán hàng trong nước và xuất khẩu. Sản lượng tăng làm cho chi phí sản xuất bình quân giảm, biên lợi nhuận gộp tăng làm cho lãi ròng tăng.
Câu chuyện tăng trưởng của NKG trong bối cảnh hiện tại là thị trường xuất khẩu. Báo cáo với cổ đông tại ĐHĐCĐ thường niên mới đây, đại diện NKG cho biết sản lượng xuất năm 2022 không thể đạt đỉnh điểm như quý 2-3/2021 khi chiếm tỷ trọng 70-80%, nhưng dự kiến vẫn duy trì tốt với sản lượng xuất khẩu tương đương năm trước.

 
Ngược lại với kết quả khởi sắc của những doanh nghiệp trên, Hoa Sen Group (HSG) lại công bố mức lãi giảm kỷ lục 77%, chỉ còn 234 tỷ đồng.
Cụ thể, trong kỳ HSG ghi nhận doanh thu thuần đạt 12.661 tỷ đồng, tăng 16,7% so với cùng kỳ năm trước.
Doanh thu của Hoa Sen hiện không chỉ đến từ việc tiêu thụ các sản phẩm do chính Hoa Sen sản xuất mà còn bao gồm doanh thu thương mại nhiều mặt hàng nội thất và vật liệu xây dựng như đá ốp lát, sơn bả, bồn nước, sứ vệ sinh, xi măng, máy công trình, … Vì vậy, tăng trưởng doanh thu của Hoa Sen có sự đóng góp đáng kể của mảng phân phối.
Tuy nhiên, giá vốn hàng bán tăng mạnh khiến lợi nhuận gộp thu hẹp còn 1.430 tỷ đồng, giảm 24% so với cùng kỳ, biên lợi nhuận gộp giảm còn 11,3%. Các khoản chi phí khác cũng ghi nhận tăng khiến lợi nhuận sau thuế của HSG chỉ còn 234 tỷ đồng, giảm 77% so với cùng kỳ.
Chủ tịch HĐQT Lê Phước Vũ đang lên kế hoạch biến Hoa Sen trở thành doanh nghiệp thuần túy phân phối bằng cách mở rộng chuỗi siêu thị Hoa Sen Home, đồng thời sẽ bán hết các tài sản liên quan tới sản xuất ống thép, ống nhựa và tôn mạ hiện nay.
Cũng tương tự, Đầu tư Thương mại SMC (SMC) ghi nhận doanh thu thuần tăng trưởng 31% lên 6.630 tỷ đồng nhưng lợi nhuận sau thuế lao dốc tới 62,6% còn 80,5 tỷ đồng.
Giải trình của SMC cho biết sản lượng tiêu thụ quý I năm nay chỉ tăng 7% so với cùng kỳ 2021, nhưng giá thép tăng cao dẫn đến doanh thu tăng 31%. Tuy nhiên, mức tăng của giá thép không đủ bù lại mức tăng nhanh của giá nguyên, nhiên vật liệu sản xuất thép. Kết quả là biên lợi nhuận gộp thu hẹp từ 8,5% trong quý I/2021 xuống còn 2,9% kỳ này.
Tập đoàn Thép Tiến Lên (TLH) cũng báo cáo doanh thu thuần tăng trưởng gần 84% lên 1.796 tỷ đồng nhưng lãi sau thuế cũng giảm 28% còn 86,4 tỷ đồng.
Giải trình của công ty cho biết giá thành phẩm tăng nên doanh thu cũng đi lên tương ứng. Do giá nguyên vật liệu tăng nhanh hơn giá thành phẩm nên biên lãi gộp và lợi nhuận ròng sa sút.
 
Dòng tiền chạy khỏi ngành thép
 
Đi cùng với kết quả kinh doanh kém sắc, cổ phiếu ngành thép cũng đã về mức chiết khấu khá mạnh từ đầu năm đến nay, có cổ phiếu đã giảm đến 40-50% từ vùng đỉnh. Dường như dòng tiền đang rút dần khỏi dòng thép để trú ẩn những nơi khác.
Kết phiên 5/5, cổ phiếu HSG lùi về mức 24.650 đồng/cp, tương ứng giảm 30% trong vòng 1 tháng qua, giảm đến 50% từ vùng đỉnh 49.850 đồng/cp (ngày 18/10/2021).
Tương tự, cổ phiếu NKG đã chiết khấu 37% từ mức đỉnh 55.900 đồng/cp ngày 21/10/2021. Cổ phiếu HPG dừng 42.050 đồng/cp phiên 5/5, cũng giảm 28% từ mức đỉnh ngày 28/10/2021.

 
 Một số cổ phiếu ngành thép giảm mạnh từ đỉnh.
 
Nhận định về ngành thép, Công ty Mirae Asset (MASVN) cho rằng việc thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công được cho là tác động tích cực đến thị trường thép và vật liệu xây dựng.
Tuy nhiên, ngành thép Việt Nam cần thận trọng trong sản xuất, xuất khẩu do dự báo giá thép có sự điều chỉnh giảm khi cung-cầu trên thế giới trở nên cân bằng hơn. Bên cạnh đó, ngành thép cũng phải đối diện ngày càng nhiều với rủi ro bị kiện phòng vệ thương mại do xu thế bảo hộ đang gia tăng trên thế giới.
MASVN nhận định ngành thép trong nước đang đối diện với ba rủi ro lớn. Đó là rủi ro về biến động giá nguyên vật liệu; rủi ro về thuế chống bán phá giá thị trường xuất khẩu; rủi ro về hạn chế xuất khẩu.
Theo đó, ngành thép và tôn mạ có rủi ro lớn về biến động giá nguyên vật liệu khi chi phí nguyên liệu chiếm 65-75% giá thành sản xuất. Đặc biệt trong ngành tôn mạ, giá HRC chiếm hơn 80% chi phí nguyên liệu đầu vào, khiến lợi nhuận của cả ngành biến động rất lớn theo HRC.
Ngoài ra, trong bối cảnh giá than cốc đã tăng rất mạnh cùng với giá quặng sắt liên tục có xu hướng tăng giá có thể khiến thị trường xây dựng suy giảm tốc độ tăng trưởng, qua đó ảnh hưởng trực tiếp tới sản lượng.
Một yếu tố khác cũng tác động đến ngành thép trong năm 2022 là rủi ro về thuế chống bán phá giá thị trường xuất khẩu.
Kim ngạch xuất khẩu của ngành thép chiếm 19,56% tổng sản lượng bán hàng. Vì vậy, vẫn tồn tại rủi ro rất lớn khi chính sách thuế quan thay đổi trong bối cảnh chiến tranh thương mại vẫn diễn ra giữa Trung Quốc và các nước trên thế giới. Chính vì vậy, các doanh nghiệp cũng cần chuẩn bị tốt kiến thức về thương mại quốc tế để chủ động ứng phó với nguy cơ kiện cáo, phòng vệ thương mại tại các thị trường xuất khẩu.
Hiện nay, giá thép xây dựng đã tăng lên mức 18,3 triệu đồng/tấn. MASVN đánh giá rủi ro có thể xảy ra nếu giá vật liệu xây dựng ở mức cao, một số dòng thép sẽ bị hạn chế xuất khẩu. Trong đó, phôi thép xây dựng là dòng sản phẩm sẽ đối diện với nguy cơ này đầu tiên.