• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,55 +0,44/+0,04%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,55   +0,44/+0,04%  |   HNX-INDEX   221,69   -0,79/-0,35%  |   UPCOM-INDEX   92,80   -0,31/-0,33%  |   VN30   1.316,95   +3,47/+0,26%  |   HNX30   460,25   -1,94/-0,42%
21 Tháng Giêng 2025 6:12:33 SA - Mở cửa
'Bỏng tay' với giá hàng hóa
Nguồn tin: Thời báo kinh doanh | 01/06/2022 8:44:28 SA
Giá xăng được dự báo sẽ tiếp tục được điều chỉnh lên mức cao kỷ lục trong lịch sử là 31.000 đồng/lít, điều đó đồng nghĩa giá cả hàng hóa tiếp tục tăng theo. Một lần nữa để 'hạ nhiệt' giá xăng dầu, đề xuất sử dụng công cụ thuế, phí được đặt ra để tránh tình cảnh người dân, doanh nghiệp và nền kinh tế bị tổn thương quá lớn khi giá cả hàng hóa "leo thang".
 
Dự báo vào kỳ điều hành ngày 1/6, giá xăng dầu trong nước có thể được điều chỉnh tăng từ 200 - 800 đồng/lít, tuỳ thuộc vào mức chi và trích lập Quỹ Bình ổn giá. Nếu dự báo trên chính xác, giá xăng RON95 trong nước nhiều khả năng sẽ chạm hoặc vượt mốc 31.000 đồng/lít. Trước đó, tại kỳ điều hành ngày 23/5, xăng E5 RON 92 tăng 680 đồng/lít lên 29.630 đồng/lít; xăng RON 95 tăng 670 đồng/lít lên 30.650 đồng/lít.
 
Hàng hóa liên tiếp thiết lập giá mới
 
Theo báo cáo mới đây của Bộ Công Thương, giá bình quân một số mặt hàng thành phẩm xăng dầu thế giới giao dịch trên thị trường Singapore dùng để tính giá cơ sở kỳ điều hành ngày 11/5 so với đầu năm 2020 biến động tăng 50,23 - 67,09%, nhưng giá xăng dầu trong nước chỉ tăng 25,04-46,85%.

 
Giá trứng gà tăng mạnh trong thời gian gần đây. 
 
Ở thời điểm ngày 11/5, xăng RON95 là 29.988 đồng/lít (tương đương 1,3 USD/lít), Bộ Công Thương nhận định bằng mức bình quân của thế giới khi đứng thứ 86/170 quốc gia, nhưng thấp hơn một số nước trong khu vực như: Trung Quốc (1,35 USD/lít), Thái Lan (1,43 USD/lít), Campuchia (1,39 USD/lít), Lào (1,74 USD/lít), Hàn Quốc (1,53 USD/lít).
 
Tuy giá xăng của Việt Nam được đánh giá là thấp hơn các nước trên thế giới nhưng trên thực tế những tác động của tăng giá xăng dầu tới giá cả hàng hóa, hoạt động của doanh nghiệp lại không hề nhỏ.
 
Theo đánh giá từ Tổng cục Thống kê, giá xăng dầu trong nước tăng theo giá thế giới; giá lương thực, thực phẩm, giá hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thiết yếu tăng theo giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào là những nguyên nhân chủ yếu làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5/2022 tăng 0,38% so với tháng trước; tăng 2,48% so với tháng 12/2021 và tăng 2,86% so với cùng kỳ năm trước.
 
So với tháng trước, CPI tháng 5/2022 tăng 0,38% (khu vực thành thị tăng 0,34%; khu vực nông thôn tăng 0,42%). Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính, có 10 nhóm hàng tăng giá so với tháng trước; 1 nhóm hàng giảm giá.
 
Đáng chú ý, giá thực phẩm tháng 5/2022 tăng 0,22% so với tháng trước, nguyên nhân chủ yếu tập trung ở một số mặt hàng như giá thức ăn chăn nuôi, giá vận chuyển tăng làm cho giá thịt gia cầm tăng 1,03% so với tháng trước, trong đó giá thịt gà tăng 1,12%; thịt gia cầm khác tăng 0,69%; thịt gia cầm đông lạnh tăng 2,16%. Bên cạnh đó, giá trứng các loại cũng tăng 0,9% so với tháng trước.
 
Đồng thời, giá thịt lợn tăng 0,02% so với tháng trước, tính đến ngày 24/5/2022, giá lợn hơi cả nước dao động trong khoảng 54.000-60.000 đồng/kg. Theo đó, thịt chế biến tăng 0,3% so với tháng trước, trong đó thịt quay, giò chả tăng 0,31%; thịt hộp tăng 0,25%; thịt chế biến khác tăng 0,24%.
 
Giá dầu mỡ ăn và chế biến tăng 1,47% so với tháng trước do giá nguyên liệu đầu sản xuất dầu cọ tăng cao. Giá nước mắm, nước chấm tăng 0,8% so với tháng trước; đường, mật tăng 0,27%; sữa, bơ, pho mát tăng 0,33%; bánh, mứt, kẹo tăng 0,47%; chè, cà phê, ca cao tăng 0,16% do giá vận chuyển tăng.
 
Đặc biệt, chỉ số giá nhóm giao thông tháng 5/2022 tăng 2,34% so với tháng trước làm CPI chung tăng 0,23 điểm phần trăm, chủ yếu do ảnh hưởng của các đợt điều chỉnh giá xăng dầu theo giá nhiên liệu thế giới vào ngày 04/5/2022, 11/5/2022 và 23/5/2022 làm cho giá xăng tăng 5,93%; giá dầu diezen tăng 3,99%.
 
Hàng bình ổn cũng xin tăng giá
 
Những số liệu trên một lần nữa cho thấy, giá cả hàng hóa đang liên tiếp thiết lập mặt bằng giá mới. Đáng chú ý, ngay cả với hàng hóa bình ổn giá, áp lực điều chỉnh giá hàng hóa cũng đang rất lớn. Lần tăng giá trứng trong chương trình bình ổn TP.HCM là ngày 2/4, tuy nhiên trước tình hình giá trứng gà, vịt tăng kỷ lục, các doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn thị trường mặt hàng hàng trứng tại TP.HCM tiếp tục có văn bản xin điều chỉnh tăng giá.
 
Theo ông Trương Chí Thiện, Tổng Giám đốc công ty CP thực phẩm Vĩnh Thành Đạt, sau lần điều chỉnh giá ngày 2/4, giá trứng gà bình ổn trên thị trường là 29.500 đồng/chục, trứng vịt 35.000 đồng/chục. Mức giá này hiện thấp hơn giá thành sản xuất của doanh nghiệp và chênh lệch lớn so với giá bán trên thị trường.
 
Ông Thiện cho biết, hiện 80-90% sản lượng trứng của doanh nghiệp được bán trong hệ thống siêu thị, cửa hàng bình ổn thị trường. Với sản lượng bán ra mỗi ngày tăng ít nhất 50% so với số lượng đăng ký trong chương trình, doanh nghiệp đang phải gồng lỗ vì giá đầu vào tăng khoảng 40% so với tháng 6/2021.
 
Với các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm, chi phí còn bị đội ở khâu vận chuyển, bao bì... "Nếu không được điều chỉnh giá, không chỉ doanh nghiệp bình ổn thiệt hại mà còn ảnh hưởng đến nguồn cung thị trường trong 4-5 tháng tới", lãnh đạo công ty Vĩnh Thành Đạt chia sẻ.
 
Trong khi đó, ông Nguyễn Anh Đức, Tổng Giám đốc Saigon Co.op, nhận định năm 2022, những biến động trên thị trường quốc tế và trong nước khiến công tác bình ổn giá trở nên thách thức hơn, buộc doanh nghiệp phải thay đổi cách làm. Bình ổn giá hiện nay không đơn thuần là kiểm soát về mặt giá cả mà cần có sự tập hợp nhiều ngành công nghiệp khác nhau, kể cả ngành dịch vụ, tiêu dùng, du lịch... Rổ hàng bình ổn giá đã có những biến động, trước đây không những nhắm vào những mặt hàng thiết yếu mà còn có các mặt hàng chống dịch.
 
Trước thực tế trên, một lần nữa nhiều chuyên gia đề xuất Chính phủ nhanh chóng có giải pháp để kìm giá xăng dầu thông qua công cụ thuế, phí (tỷ trọng các loại thuế, phí trong giá cơ sở xăng dầu chiếm từ 15,23 - 34,07% tùy từng loại). Theo đó, cần sử dụng công cụ thuế để hạ nhiệt giá xăng dầu (giảm thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng xăng, giảm thuế nhập khẩu xăng dầu), tránh nền kinh tế, người dân, doanh nghiệp bị tổn thương quá lớn.
 
Hiện nay, một số nước trên thế giới cũng đang áp dụng nhiều giải pháp để "hạ nhiệt" giá xăng dầu. Tại Thái Lan, vào cuối tháng 3, Chính phủ nước này công bố một loạt biện pháp nhằm hỗ trợ người tiêu dùng bị ảnh hưởng nặng nề do giá năng lượng tăng cao như duy trì giá bán lẻ dầu diesel ở mức 30 baht/lít (20.400 đồng) cho đến cuối tháng 4 nhờ quỹ bình ổn xăng dầu. Sau đó, Chính phủ Thái Lan trợ giá 50% cho mức tăng giá nhiên liệu.
 
Chính phủ Thái Lan cũng cam kết tăng cường dự trữ dầu và cắt giảm thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng dầu. Ngoài ra, người dân Thái cũng được nhận phúc lợi như được tăng trợ cấp tiền mặt lên 100 baht/tháng (từ mức 45 baht) và hỗ trợ tiền mặt 100 baht/tháng khi mua gas nấu ăn.
 
Hay Chính phủ Anh đã công bố gói chính sách trị giá 15 tỷ bảng (19 tỷ USD) và đánh thuế lợi nhuận bất thường với các công ty năng lượng để kìm giá xăng dầu. Đồng thời, mỗi hộ gia đình Anh sẽ nhận khoản tín dụng trị giá 400 bảng Anh (505 USD) cho hóa đơn năng lượng...