• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,11 +6,75/+0,54%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,11   +6,75/+0,54%  |   HNX-INDEX   222,48   +1,64/+0,74%  |   UPCOM-INDEX   93,11   +0,69/+0,75%  |   VN30   1.313,48   +10,23/+0,78%  |   HNX30   462,19   +6,15/+1,35%
20 Tháng Giêng 2025 6:18:28 SA - Mở cửa
Nhà đầu tư Hàn Quốc tiếp tục chọn Việt Nam là điểm dừng chân
Nguồn tin: Báo Công Thương | 09/07/2022 9:25:00 CH
Không chỉ là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất ở thời điểm hiện tại, nhiều nhà đầu tư Hàn Quốc tiếp tục chọn Việt Nam là điểm dừng chân.
 
Theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), hiện Hàn Quốc là nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài dẫn đầu trong tổng số 139 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới đang đầu tư tại Việt Nam, với khoảng 9.000 dự án đầu tư nước còn hiệu lực, có tổng vốn đăng ký khoảng 80 tỷ USD, chiếm 18,6% tổng vốn đầu tư nước ngoài còn hiệu lực tại Việt Nam.
 
Đầu tư của Hàn Quốc tại Việt Nam tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, điện tử, công nghệ cao, logistics, xây dựng. Tuy nhiên, thời gian gần đây vốn đầu tư của Hàn Quốc chuyển hướng sang một số lĩnh vực bất động sản, bán lẻ… Hiện các doanh nghiệp Hàn Quốc đã hiện diện tại 59/63 tỉnh, thành phố của Việt Nam.
 
 
Lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo hấp dẫn nhà đầu tư Hàn Quốc
 
Riêng 6 tháng đầu năm 2022, Hàn Quốc là quốc gia đứng thứ 2 trên tổng số 84 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư vào Việt Nam với 2,66 tỷ USD, chiếm gần 19% tổng vốn đầu tư, tăng 29,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, theo Cục Đầu tư nước ngoài, có khoảng trên 80% vốn đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam trong những tháng đầu năm 2022 là vốn mở rộng từ những dự án hiện hữu. Đây là điểm vô cùng tích cực, điều đó chứng tỏ các doanh nghiệp Hàn Quốc làm ăn hiệu quả tại Việt Nam và họ muốn mở rộng đầu tư, kinh doanh tại đây.
 
Một trong số những nhà đầu tư Hàn Quốc liên tục mở rộng đầu tư tại Việt Nam trong những năm qua phải kể đến đó là Tập đoàn Samsung. Cụ thể, tháng 2/2022, Samsung Electro-mechanics Việt Nam (Thái Nguyên) đã tăng vốn đầu tư thêm 920 triệu USD, nâng tổng vốn đầu tư của dự án lên từ 1,35 tỷ USD lên 2,27 tỷ USD.
 
Hiện tại, Tập đoàn Samsung đã đầu tư vào Việt Nam khoảng 20 tỷ USD và trở thành doanh nghiệp đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam với những dự án đầu tư tại nhiều tỉnh, thành như: Bắc Ninh. TP. Hồ Chí Minh, Thái Nguyên, Hà Nội.
 
Bên cạnh Samsung, mới đây Tập đoàn LG (Hàn Quốc) do ông Kim Jae Beb – Giám đốc bộ phận đầu tư làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc tại tỉnh Vĩnh Phúc nhằm tìm kiếm cơ hội đầu tư.
 
Đại diện Tập đoàn LG cho biết, hiện LG đang là nhà đầu tư lớn nhất tại Hải Phòng, chuyên sản xuất màn hình OLED cho các thiết bị di động, màn hình OLED tivi, màn hình LCD, dự án đang tạo việc làm cho 21.000 lao động. Với định hướng chiến lược mở rộng quy mô sản xuất tại thị trường Việt Nam, LG mong muốn tìm hiểu cơ hội hợp tác, đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian tới.
 
Không chỉ các tập đoàn lớn như Samsung, LG, các doanh nghiệp nhỏ Hàn Quốc hiện cũng đang dành sự quan tâm đặc biệt đến thị trường Việt Nam, coi Việt Nam là điểm dừng chân. Theo đó, tại các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng Ninh hiện đã có trên 600 doanh nghiệp Hàn Quốc đến đầu tư.
 
Còn tại tỉnh Đồng Nai theo bà Nguyễn Thị Hoàng – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, hiện địa phương thu hút được hơn 1.500 dự án đầu tư nước ngoài, với tổng vốn 33 tỷ USD, trong đó, riêng các nhà đầu tư Hàn Quốc có 426 dự án, với tổng vốn đăng ký đạt khoảng 7 tỷ USD, tập trung vào các lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, sản xuất linh kiện cho chuỗi cung ứng.
 
 
Tập đoàn Samsung (Hàn Quốc) là doanh nghiệp đầu tư lớn nhất vào Việt Nam với khoảng 20 tỷ USD
 
Để hỗ trợ doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư vào Việt Nam một cách hiệu quả, trong đó có các doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ bảo lãnh tín dụng Hàn Quốc đã mở Văn phòng đại diện tại Hà Nội, đại diện Quỹ bảo lãnh tín dụng Hàn Quốc, ông Yoon Dae Hee cho biết, không chỉ bảo lãnh tài chính cho các doanh nghiệp Hàn Quốc đang đầu tư tại Việt Nam, quỹ còn giúp bảo lãnh tài chính cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam.
 
Đánh giá về các dự án của nhà đầu tư Hàn Quốc tại Việt Nam, ông Vũ Văn Chung – Phó Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho rằng, các dự án của nhà đầu tư Hàn Quốc tại Việt Nam không chỉ triển khai nhanh mà còn có quy mô lớn và rất nhiều quả, tác động lớn đến kinh tế - xã hội, góp phần quan trọng xây dựng các chuối cung ứng chiến lược tại Việt Nam.
 
Theo đó, Việt Nam luôn tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các dự án FDI nói chung và FDI từ Hàn Quốc nói riêng.
 
Về góc độ địa phương, nhiều địa phương đặt mục tiêu thu hút được nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ Hàn Quốc. Trong đó, điển hình là tỉnh Long An, địa phương này cho biết, còn quỹ đất lớn dành cho phát triển các khu công nghiệp và tỉnh mong muốn các nhà đầu tư nước ngoài nói chung, nhà đầu tư Hàn Quốc nói riêng quan tâm hợp tác đầu tư. Để thu hút được các nguồn vốn đầu tư, tỉnh Long An đang tích cực khôi phục lại nền kinh tế, tập trung tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, cải cách thủ tục hành chính…
 
Ông Andrew Lee - Quản lý cấp cao, Bộ phận Phát triển Kinh doanh thị trường Hàn Quốc (Savills Việt Nam): Cộng đồng doanh nghiệp Hàn Quốc đánh giá cao lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo tại Việt Nam nhờ lợi thế về nguồn lao động, ổn định chính trị và tiến trình hội nhập kinh tế, quốc tế sâu rộng. Từ đó khẳng định, công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn là lĩnh vực có sức hút lớn với dòng vốn FDI Hàn Quốc trong thời gian tới.