• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,11 +6,75/+0,54%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,11   +6,75/+0,54%  |   HNX-INDEX   222,48   +1,64/+0,74%  |   UPCOM-INDEX   93,11   +0,69/+0,75%  |   VN30   1.313,48   +10,23/+0,78%  |   HNX30   462,19   +6,15/+1,35%
19 Tháng Giêng 2025 5:30:25 CH - Mở cửa
Bài 4: 'Vua tôm' Minh Phú vượt đại dịch COVID như thế nào?
Nguồn tin: Nhà đầu tư | 25/01/2023 6:03:35 CH
Năm 2020, 2021, dịch COVID-19 bùng phát, nhiều doanh nghiệp phải "vật lộn" với đại dịch để tồn tại. Trong bối cảnh khó khăn đó ngành thủy sản được xem là điểm sáng khi kim ngạch xuất khẩu vẫn đảm bảo mục tiêu tăng trưởng, Tập đoàn Thủy sản Minh Phú là một điển hình tiêu biểu cho doanh nghiệp thủy sản vượt đại dịch.
 
https://static.fireant.vn/Upload/20230125/images/Capture.PNG
 
Đồng lòng vượt qua đại dịch
 
Trò chuyện với phóng viên Nhadautu.vn về những khó khăn nhìn lại trong thời gian vừa qua, ông Lê Văn Quang, Tổng giám đốc Tập đoàn Thủy sản Minh Phú - doanh nghiệp xuất khẩu tôm lớn nhất cả nước chia sẻ, năm 2020 và 2021 là thời điểm khó khăn nhất của ngành thủy sản khi dịch COVID-19 bùng phát mạnh. Tập đoàn Minh Phú cũng không tránh khỏi '"cơn lốc" khó khăn chung của ngành. 
 
Do số lượng lao động đông nên việc thực hiện việc bố trí nơi ăn ở cho công nhân theo quy định "3 tại chỗ" và công tác vệ sinh, tiêu độc khử trùng cho công nhân lao động tại nơi làm việc tốn rất nhiều chi phí khiến công ty gặp nhiều khó khăn.
 
Hiện tại, Mnh Phú có tổng cộng 10 công ty thành viên, bao gồm 4 nhà máy chế biến tôm và 8 công ty trực thuộc tập đoàn. Minh Phú là doanh nghiệp xuất khẩu tôm lớn nhất Việt Nam, sản phẩm được xuất khẩu đến hơn 50 quốc gia, vùng lãnh thổ với doanh thu trên 10.000 tỷ đồng, mỗi năm.
 
Bên cạnh đó, vì ảnh hưởng của dịch bệnh nên việc tổ chức sản xuất có lúc chỉ duy trì được 30% công suất, những lúc cao điểm dịch bùng phát tưởng chừng nhà máy phải dừng hoạt động.
 
"Tuy nhiên, với trách nhiệm lo công ăn việc làm cho hàng chục ngàn lao động tại nhà máy, tiêu thụ sản phẩm của bà con nuôi tôm nguyên liệu, bằng bất cứ giá nào Minh Phú vẫn phải duy trì sản xuất, dù sản xuất lỗ vẫn phải làm. Điều đáng mừng là tập thể cán bộ, công nhân viên, người lao động của doanh nghiệp đã có sự đồng lòng cùng nỗ lực vượt khó. Bên cạnh đó là sự kịp thời hỗ trợ của các cơ quan quản lý, giúp doanh nghiệp bao phủ vaccine sớm nhất và hướng dẫn các biện pháp phòng chống dịch. Với sự quyết tâm, đồng thuận, đồng lòng và sự hỗ trợ của chính quyền các cấp, Tập đoàn Minh Phú đã vượt qua được thời khắc khó khăn nhất", ông Lê Văn Quang chia sẻ.
 
Nhớ lại thời điểm dịch COVID-19 bùng phát, ông Phan Văn Tâm, Trưởng phòng tổ chức hành chính, Tập đoàn thủy sản Minh Phú cho biết, bình thường doanh nghiệp có 6.600 công nhân. Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, doanh nghiệp cố gắng để duy trì 30% công suất với mức huy động trên 2.000 công nhân và nhân viên quản lý, trong khi trong khuôn viên nhà máy chỉ đủ chỗ bố trí cho trên 200 công nhân. Do đó, doanh nghiệp đã thuê 6 khách sạn từ 2 - 4 sao và 1 điểm trường mầm non để bố trí chỗ ở tạm cho hơn 1.700 lao động thực hiện theo phương án "1 cung đường, 2 điểm đến".
 
"Việc duy trì sản xuất trong thời điểm này chi phí rất cao không thể tính lời lỗ mà chỉ mong muốn giải quyết đầu ra cho bà con nuôi tôm và không để đứt gãy chuỗi sản xuất, đảm bảo công ăn, việc làm cho công nhân", ông Phan Văn Tâm chia sẻ.
 
 
Nhờ sự đoàn kết, chung, sức, chung lòng của tập thể doanh nghiệp và sự hỗ trợ từ chính quyền các cấp, "Vua tôm" Minh Phú đã vượt qua đại dịch COVID-19 một cách ngoạn mục. Ảnh MP
 
Tăng trưởng "thần kỳ"
 
Mặc dù năm 2020 và 2021 là thời điểm khó khăn nhất trong gần 3 thập kỷ thành lập doanh nghiệp nhưng Tập đoàn Minh Phú vẫn duy trì được mức lợi nhuận khủng.
 
Theo báo cáo tài chính năm 2020, doanh thu thuần của Minh Phú đạt mức 14.334 tỷ đồng. Tuy giảm 15% so với năm 2019, nhưng nhờ chi phí tài chính và chi phí bán hàng năm 2020 giảm mạnh nên lợi nhuận sau thuế của Minh Phú vẫn đạt mức 674 tỷ đồng, tăng gần 40% so với năm 2019.
 
Năm 2021, doanh thu của Tập đoàn Minh Phú đạt 13.575 tỷ đồng, giảm hơn 6% so với năm 2020. nhưng lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 27,2% so với cùng kỳ nên lợi nhuận sau thuế đạt 659 tỷ đồng.
 
Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, năm 2021, có gần 800 doanh nghiệp Việt Nam tham gia hoạt động xuất khẩu thủy sản. Trong đó, top 100 doanh nghiệp có doanh số từ 20 - 400 triệu USD, top này chiếm 65% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước. Tập đoàn Thủy sản Minh Phú đạt doanh số trên 395 triệu USD, chiếm 4,44%, đứng đầu về xuất khẩu thủy sản và xuất khẩu tôm của cả nước.
 
 
Mặt dù khó khăn do ảnh hưởng dịch COVID-19 nhưng trong năm 2020 và 2021, Minh Phú vẫn đảm bảo duy trì sản xuất, giải quyết việc làm cho người lao động và giải quyết đầu ra cho người nuôi tôm. Ảnh MP
Năm 2022, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của Tập đoàn Minh Phú trong 3 Quý đầu năm đã đạt gần 14.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 573 tỷ đồng, tăng gần 2% so với cùng kỳ. Đặc biệt trong Quý III, lợi nhuận sau thuế của Minh Phú tăng 15% so với cùng kỳ.
 
Ngày 23/12/2022, Minh Phú đã thanh toán cổ tức năm trước bằng tiền mặt theo tỷ lệ 23%, tức mỗi cổ phiếu nhận thêm 2.300 đồng. Như vậy Công ty đã chi khoảng 460 tỷ đồng để trả số cổ tức trên.
 
Ngày 29/11/2022, Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội đã ban hành Thông báo số 3336/TB-SGDHN về việc chấp thuận cho Công ty cổ phần Tập đoàn thủy sản Minh Phú (Mã chứng khoán: MPC) phát hành gần 200 triệu cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu.
 
Ngày 20/12/2022 gần 200 triệu cổ phiếu đăng ký giao dịch bổ sung với giá trị gần 2.000 tỷ đồng được chính thức giao dịch, nâng tổng số lượng cổ phiếu đăng ký giao dịch lên gần 400 triệu với giá trị gần 4.000 tỷ đồng. Tại thời điểm 30/09/2022, quy mô tổng tài sản của Minh Phú gần 11.000 tỷ đồng, tăng 14% so với đầu năm.
 
"Trong 2 năm qua Tập đoàn Minh Phú đã tài trợ cho các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Trà Vinh và Bến Tre quy hoạch cả chuỗi giá trị tôm bao gồm: tôm rừng, tôm quảng canh, tôm bán thâm canh, thâm canh , tôm – lúa và tôm siêu thâm canh công nghệ cao. Nhằm góp phần phát huy lợi thế vùng nguyên liệu tôm, Tập đoàn Minh Phú sẵn sàng đầu tư 3-5 nhà máy chế biến tôm xuất khẩu ở các khu công nghiệp Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu. Đồng thời kêu gọi các công ty đối tác đầu tư các nhà máy vệ tinh, công nghiệp phụ trợ để tạo ra những khu công nghiệp phức hợp đa ngành nghề giúp vùng nông thôn nghèo này chuyển mình trở thành nơi đáng sống, để người nông dân không phải bỏ ruộng vườn, nhà cửa của mình lên TP.HCM, Bình Dương làm thuê nữa", ông Lê Văn Quang chia sẻ kế hoạch đầu tư sản xuất trong năm mới.