• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.228,33 +11,79/+0,97%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.228,33   +11,79/+0,97%  |   HNX-INDEX   221,76   +0,47/+0,21%  |   UPCOM-INDEX   91,50   +0,41/+0,45%  |   VN30   1.286,67   +14,94/+1,17%  |   HNX30   469,81   +2,48/+0,53%
21 Tháng Mười Một 2024 10:03:19 CH - Mở cửa
Sản xuất hóa chất tại Châu Âu tiếp tục suy giảm
Nguồn tin: Vinachem | 15/11/2023 7:50:00 CH
 
Thị trường hóa chất suy yếu   
 
Theo kết quả khảo sát tình hình sản xuất kinh doanh và thị trường tiêu thụ ở EU trong tháng 7/2023, niềm tin vào công nghiệp hóa chất tại đây đã suy giảm tháng thứ 4 liên tiếp, các công ty hóa chất dự kiến sản lượng sẽ tiếp tục sụt giảm.
 
Kết quả khảo sát cho thấy, tuy giám đốc các công ty hóa chất đánh giá tình hình của ngành trong tháng 7/2023 tốt hơn so với tháng trước, nhưng vẫn kém hơn nhiều so với tình hình trước khi xảy ra dịch COVID-19. Mặc dù lượng hàng tồn kho đã giảm nhẹ trong tháng 7 nhưng hiện vẫn còn quá lớn hoặc cao hơn mức bình thường.
 
Nhìn chung, tình hình sản xuất kinh doanh của ngành hóa chất châu âu đang được giữ ở mức ổn định nhưng môi trường kinh doanh hóa chất vẫn tiếp tục cho thấy có những vấn đề vướng mắc kéo dài. Giá năng lượng đã giảm đáng kể trong 12 tháng qua, tuy nhiên nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm hóa chất lại đang suy yếu.
 
Giá năng lượng vẫn ở mức cao
 
Các dữ liệu cho thấy giá khí thiên nhiên đã giảm sâu kể từ tháng 8/2022. Trong thời gian từ tháng 1 đến tháng 7/2023, giá khí thiên nhiên tại châu âu giữ ở mức trung bình khoảng 40,4 EUR/MWh, giảm 66% so với cùng kỳ năm trước (119,7 EUR/MWh). Tuy giá điện đã giảm, nhưng vẫn cao hơn mức trước khủng hoảng. Hơn nữa, giá khí thiên nhiên trung bình ở châu âu hiện cao gấp 4,3 lần so với Mỹ. Hơn 90% doanh nghiệp hóa chất Đức cho rằng chi phí năng lượng tại đây đang cao hoặc rất cao so với các khu vực khác trên thế giới. Vì vậy, niềm tin vào công nghiệp hóa chất Đức đang giảm.
 
Sản lượng và doanh thu hóa chất giảm
 
Trong quý II/2023, sản lượng hóa chất ở 27 nước EU đã giữ ổn định như mức sản lượng đã ghi nhận trong quý IV/2022 và tương đương mức sản lượng trong thời kỳ phong tỏa lần đầu tiên vì dịch COVID-19 (quý II/2020). Nhưng trong 6 tháng đầu năm 2023 sản lượng hóa chất của 27 nước EU đã giảm 12,3% so với cùng kỳ năm trước. Ở phần lớn các nước này, kết quả nửa đầu năm 2023 đã gây thất vọng lớn do cuộc khủng hoảng năng lượng năm 2022 đã tiếp tục ảnh hưởng đến hầu hết các lĩnh vực sản xuất kinh doanh trong năm 2023.  
 
Hà Lan và Đức là những quốc gia bị ảnh hưởng nhiều nhất vì cuộc khủng hoảng năng lượng, sản lượng hóa chất ở cả hai quốc gia này đều giảm hơn 15%.
 
đối với các lĩnh vực cụ thể của ngành hóa chất EU, sản lượng của lĩnh vực hóa chất cơ bản tiếp tục giảm ở mức hai chữ số. Sản lượng hóa chất vô cơ trong quý I/2023 thấp hơn khoảng 14% so với cùng kỳ năm trước. Sản xuất các sản phẩm hóa dầu và polyme cũng ghi nhận sự suy giảm rõ rệt. Mặt khác, sản lượng hóa chất chuyên dụng chỉ giảm ở mức tương đối nhẹ.
 
Trong khi đó, doanh thu hóa chất của 27 nước EU trong 5 tháng đầu năm 2023 chỉ đạt 285 tỉ Euro, thấp hơn nhiều mức doanh thu cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ sử dụng công suất trong ngành hóa chất đã giảm mạnh, chỉ đạt khoảng 74% trong quý II/2023, đây là mức tương đương với thời kỳ phong tỏa lần đầu tiên vì dịch COVID năm 2020.
 
Năng lực cạnh tranh giảm
 
Công nghiệp hóa chất châu âu đã bước vào năm 2023 trong tình trạng rất yếu: Nhu cầu trong khu vực và nhu cầu xuất khẩu đều suy giảm, vì vậy sản lượng hóa chất 6 tháng đầu năm 2023 đã giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước.
 
Do chi phí năng lượng và nguyên liệu trong khu vực vẫn giữ ở mức cao, công nghiệp hóa chất châu âu đang mất đi năng lực cạnh tranh trên thị trường toàn cầu. Năm 2023, xuất khẩu và nhập khẩu hóa chất của châu âu đều giảm đáng kể. Điều đó cho thấy áp lực ngày càng tăng đối với công nghiệp hóa chất châu âu trong bối cảnh cạnh tranh tăng cường trên các thị trường quốc tế vào thời kỳ nhu cầu toàn cầu suy yếu, khi nhiều nhà máy đang phải vận hành dưới mức công suất thiết kế.
 
Cắt giảm sản xuất do kết quả kinh doanh bất lợi
 
Trong bối cảnh doanh thu và lợi nhuận sụt giảm, một số công ty hóa chất đang phải cắt giảm sản xuất ở châu Âu.
 
Theo kết quả khảo sát của Hiệp hội Công nghiệp hóa chất Đức (VCI), gần hai phần ba các công ty Đức đã báo cáo lợi nhuận giảm hoặc bị thua lỗ trong năm 2023.
 
Sau khi bị thua lỗ trong quý II, Công ty hóa chất Lanxess của Đức đặt mục tiêu cắt giảm khoảng 110 triệu USD chi phí trong ngắn hạn với các biện pháp như ngừng tuyển dụng ở châu âu. Công ty cũng dự định đến năm 2025 sẽ cắt giảm khoảng 165 triệu USD chi phí hoạt động hàng năm. Kế hoạch của Lanxess bao gồm việc ngừng vận hành dây chuyền oxy hóa hexan tại nhà máy ở Krefeld-Uerdingen (Đức) vào năm 2026. Theo giám đốc Công ty, nhà máy hiện không đủ năng lực cạnh tranh do chi phí năng lượng cao và nhu cầu giảm. Lanxess đã có kế hoạch bán đi nhà máy sản xuất crôm oxit tại cùng địa điểm trên, tuy nhiên có nhiều khả năng sẽ phải đóng cửa nhà máy do không tìm được người mua. Sản phẩm của nhà máy được sử dụng làm bột màu trong các ngành xây dựng và sản xuất gốm sứ, nhưng giám đốc của Lanxess cho biết, ông chưa bao giờ thấy ngành xây dựng ở trong tình trạng tồi tệ như hiện nay.
 
Công ty Trinseo (Mỹ) cũng bị thua lỗ trong quý II, doanh thu của Công ty giảm hơn 32% so với cùng kỳ năm trước. Công ty có kế hoạch đóng cửa nhà máy styren của mình tại Terneuzen (Hà Lan) và đã bắt đầu đàm phán với tổ chức Công đoàn của địa phương. Năm trước, Trinseo đã bắt đầu đóng cửa nhà máy styren của mình ở Bohlen (Đức). Giám đốc Công ty cho biết, trong bối cảnh chi phí năng lượng tăng cao như hiện nay ở châu âu, các nhà máy styren trong khu vực đang có chi phí sản xuất cao nhất trên thế giới. Ông cho rằng, Công ty có thể mua styren với giá rẻ hơn so với khi tự sản xuất.
 
Quá trình hồi phục chậm chạp
 
Khi bước vào năm 2023, nhiều công ty hóa chất châu âu đã hy vọng giá năng lượng và nguyên liệu giảm sẽ giúp giảm bớt những khó khăn trong ngắn hạn. Tuy nhiên, hy vọng về sự hồi phục sau một mùa đông ấm áp với giá khí thiên nhiên và giá điện giảm mạnh đã không trở thành hiện thực. Trái lại, nhu cầu hóa chất vẫn trong xu hướng giảm. Quá trình hồi phục có khả năng sẽ diễn ra chậm chạp.
 
Theo Báo cáo kinh tế của Đại học Oxford, nửa sau năm 2023 dự kiến sẽ là thời gian khó khăn đối với các công ty hóa chất châu âu do nhu cầu hóa chất của các ngành công nghiệp khác vẫn tiếp tục suy yếu. Lãi suất ở mức cao, điều kiện vay vốn bị thắt chặt và áp lực lạm phát kéo dài sẽ tiếp tục gây áp lực lên các ngành công nghiệp sản xuất hàng hóa. Trong bối cảnh tình hình sản xuất công nghiệp nhìn chung suy yếu, sản lượng hóa chất dự kiến sẽ giảm đáng kể trong năm 2023.
 
Với giá bán sản phẩm hóa chất giảm, doanh thu của ngành hóa chất có khả năng sẽ giảm mạnh. Nhu cầu suy yếu từ các ngành sản xuất cuối dòng trên toàn cầu và chi phí năng lượng cao một cách dai dẳng sẽ tiếp tục phủ bóng đen lên triển vọng của ngành hóa chất châu âu trong năm 2024. Giá khí thiên nhiên tại đây tuy đã giảm mạnh nhưng vẫn cao hơn 70% mức trung bình của thời kỳ 2015-2019.