• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,11 +6,75/+0,54%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,11   +6,75/+0,54%  |   HNX-INDEX   222,48   +1,64/+0,74%  |   UPCOM-INDEX   93,11   +0,69/+0,75%  |   VN30   1.313,48   +10,23/+0,78%  |   HNX30   462,19   +6,15/+1,35%
20 Tháng Giêng 2025 6:25:02 SA - Mở cửa
LLM: Thoát lỗ nhưng chưa hết khó
Nguồn tin: Báo Đấu thầu | 06/11/2023 5:20:00 CH
Sau quý đầu năm 2023 với doanh thu thấp nhất trong 5 năm trở lại đây, tăng trưởng doanh thu trong 2 quý tiếp theo giúp Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (LILAMA) có lãi trở lại.
 
Chia sẻ với Báo Đấu thầu, ông Bùi Đức Kiên, Chủ tịch HĐQT LILAMA cho biết, khả năng quý cuối năm, Tổng công ty sẽ tiếp tục ghi nhận doanh thu từ các dự án trọng điểm như Nhà máy Nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4…, nhưng kết quả kinh doanh sẽ khó khăn vì phải trích lập dự phòng nhiều khoản như phải thu khó đòi theo quy định.
 
 
Thoát lỗ nhờ nguồn thu tại các gói thầu lớn
 
Doanh thu quý III/2023 của LILAMA đạt 1.370 tỷ đồng, gấp 2,7 lần cùng kỳ năm ngoái và tăng 60% so với quý trước đó. Sau 4 quý liên tục thua lỗ, LILAMA đã có lãi 5,2 tỷ đồng trước thuế trong quý III. Dù lũy kế 9 tháng đầu năm LILAMA vẫn lỗ 43,15 tỷ đồng, nhưng đây là dấu hiệu tích cực trong hoạt động của Tổng công ty.
 
LILAMA cho biết, một số dự án trọng điểm mới như Dự án Nhà máy Nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4; Dự án Gia công và chế tạo tổ hợp thiết bị điện phân NEOM… đã bắt đầu đi vào giai đoạn cao điểm, được ghi nhận doanh thu trong quý III/2023.
 
Được biết vào tháng 2/2022, Liên danh LILAMA - Samsung C&T Corporation trúng Gói thầu Thiết kế, mua sắm, xây dựng, lắp đặt, chạy thử và nghiệm thu (EPC) Nhà máy Nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4 thuộc Dự án Nhà máy Nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4 với giá 942,755 triệu USD (tương đương 21.424 tỷ đồng). Vào giữa tháng 3/2022, liên danh này cùng Chủ đầu tư đã ký hợp đồng EPC, trong đó LILAMA đảm nhiệm 39% giá trị hợp đồng.
 
Đầu tháng 11/2022, LILAMA đã cùng Thyssenkrupp Nucera AG & Co. KgaA (Nga) ký hợp đồng gia công và chế tạo 55 mô-đun thiết bị điện phân cho Dự án Nhà máy sản xuất hydrogen xanh NEOM với quy mô 43,56 triệu USD (tương đương 1.083 tỷ đồng).
 
Mới đây, LILAMA liên danh với Công ty TNHH Thương mại kỹ thuật Vạn Hội Phát được lựa chọn thực hiện Gói thầu số 30 thuộc Dự án Đầu tư xây dựng trụ sở làm việc Tỉnh ủy Cà Mau với giá 98,24 tỷ đồng (giá dự toán 98,411 tỷ đồng); thời gian thực hiện hợp đồng 445 ngày, hợp đồng theo đơn giá cố định. Hiện nay, LILAMA đang tham dự Gói thầu số 16 Xây lắp trạm biến áp 220 kV Hải Hậu và mở rộng trạm biến áp 220 kV Trực Ninh có giá 149,605 tỷ đồng thuộc Dự án Trạm biến áp 220 kV Hải Hậu và đường dây đấu nối.
 
Khó khăn vẫn ở phía trước
 
Chủ tịch HĐQT LILAMA Bùi Đức Kiên cho biết, trong hoạt động xây lắp, việc thu hồi công nợ rất gian nan do công trình kéo dài, thời gian thanh quyết toán lâu…, nhất là trong bối cảnh kinh tế khó khăn như hiện nay, các khách hàng (chủ đầu tư dự án) của LILAMA cũng gặp khó khăn.
 
Đánh giá về triển vọng ngành xây lắp công nghiệp trong năm tới, ông Kiên cho biết, ở trong nước rất hiếm công trình lớn về công nghiệp, vốn là thế mạnh của LILAMA. Còn trên thế giới, đơn hàng dự báo giảm sút, giá vật liệu biến động khó lường do bất ổn chính trị.
 
Tính đến hết quý III/2023, các khoản phải thu ngắn hạn chưa trích lập dự phòng khó đòi của LILAMA lên đến hơn 3.106 tỷ đồng, trong đó nợ xấu hơn 1.280 tỷ đồng. LILAMA ước tính giá trị có thể thu hồi từ số nợ xấu này khoảng 146,2 tỷ đồng. Các khoản nợ xấu không được thuyết minh chi tiết trong Báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2023. Tuy nhiên, Báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2023 sau kiểm toán của LILAMA cho biết, các đơn vị phát sinh nợ xấu lớn là: Công ty CP Lisemco (438,51 tỷ đồng), Ban Điều hành Dự án Nhiệt điện Thái Bình 2 (332,1 tỷ đồng), Công ty CP Lilama 45.1 (hơn 159,5 tỷ đồng), Công ty CP Lilama Hà Nội (103,45 tỷ đồng).
 
Được biết, Lisemco từng là công ty con và LILAMA đã thoái toàn bộ vốn tại công ty này vào năm 2019, còn LILAMA 45.1 là doanh nghiệp hiện do Lilama nắm giữ 36% vốn điều lệ.
 
Trong 5 năm gần đây (2018 - 2022), LILAMA đã thua lỗ 4 năm. Cụ thể, năm 2018 lỗ 189,5 tỷ đồng, năm 2019 lỗ 86,15 tỷ đồng, năm 2021 và 2022 lỗ lần lượt 19,4 tỷ đồng và 54,2 tỷ đồng. Nguyên nhân chính của tình trạng thua lỗ là sự thu hẹp về quy mô doanh thu cũng như lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chính, trong khi các chi phí ở mức cao, đáng kể nhất là chi phí tài chính và chi phí trích lập dự phòng.