Liên tục được các tổ chức uy tín trong nước và quốc tế vinh danh các giải thưởng về ESG, tín dụng xanh,… là minh chứng những thành quả rõ nét của ngân hàng trong chiến lược phát triển bền vững.
Mới đây, Tạp chí Asiamoney đã vinh danh Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (
SHB) là “Ngân hàng có tác động ESG tốt nhất”. Trước đó, vào tháng 6/2023, FinanceAsia – Tạp chí uy tín hàng đầu châu Á trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng cũng đã vinh danh
SHB là “Ngân hàng có tác động ESG tốt nhất Việt Nam” cho những tác động tích cực liên quan đến môi trường, xã hội và quản trị.
Là ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân luôn đồng hành cùng sự phát triển bền vững của đất nước, thời gian qua,
SHB đã chú trọng đẩy mạnh tài trợ vốn trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp, chế biến lương thực, thực phẩm, công nghiệp. Đặc biệt là đầu tư các dự án năng lượng xanh, năng lượng tái tạo, phát triển cơ sở hạ tầng, xây dựng nền kinh tế tuần hoàn cho các vùng trọng điểm trên cả nước.
Việc liên tục được các tổ chức uy tín trong nước và quốc tế vinh danh các giải thưởng về ESG, tín dụng xanh,… là minh chứng những thành quả rõ nét của ngân hàng trong chiến lược phát triển bền vững. Ông Đinh Ngọc Dũng – Phó Giám đốc phụ trách khối ngân hàng doanh nghiệp
SHB đã có những chia sẻ chi tiết hơn về định hướng chiến lược này của ngân hàng.
Tại sao ngân hàng cần quản trị bền vững? Lý do đằng sau các ngân hàng theo đuổi chiến lược phát triển bền vững, ESG là gì?
Ông Đinh Ngọc Dũng: ESG (Environmental – Social – Governance/Môi trường – Xã hội – Quản trị) là bộ tiêu chuẩn đo lường những yếu tố liên quan đến hoạt động phát triển bền vững của một doanh nghiệp. ESG cung cấp một khuôn khổ chung để xem xét tác động và sự phụ thuộc của doanh nghiệp đối với môi trường và xã hội, cũng như chất lượng quản trị của chính doanh nghiệp.
Ông Đinh Ngọc Dũng – Phó Giám đốc phụ trách khối ngân hàng doanh nghiệp SHB
Đây là một khái niệm tương đối mới mẻ, tuy nhiên, kể từ khi Việt Nam có những cam kết mạnh mẽ tại Hội nghị COP26, cũng như những chuyển dịch nhanh chóng của thị trường quốc tế theo xu hướng kinh doanh bền vững và có trách nhiệm, ESG đã trở thành xu hướng chủ đạo được nhiều doanh nghiệp nội địa quan tâm, nhằm hướng mục tiêu phát triển an toàn và nâng cao uy tín, năng lực cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập sâu rông. Đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng giúp thu hút các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài.
Cùng với thúc đẩy đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và tăng trưởng xanh là những động lực then chốt của phát triển bền vững, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng, tài nguyên và bảo vệ môi trường.
Trong những năm qua, song hành cùng các hoạt động kinh doanh, các ngân hàng cũng đã kiên trì theo đuổi chiến lược phát triển nhằm đem lại những giá trị bền vững cho khách hàng và cộng đồng.
Thực tế cho thấy, việc mang lại các giá trị bền vững cho cộng đồng, giúp khách hàng ổn định tài chính cần phải là một chiến lược xuyên suốt và được dẫn dắt bởi những ngân hàng – mạch máu chính lưu thông tiền tệ của quốc gia.
Bộ tiêu chí ESG của
SHB trùng khớp với chiến lược kinh doanh trong từng thời kỳ và văn hóa doanh nghiệp với các giá trị dẫn hướng “Tâm - Tin – Tín – Tri – Trí – Tầm”. Ngân hàng có thể chia sẻ cụ thể về điều này?
Ông Đinh Ngọc Dũng: Tại Hội nghị COP26, Việt Nam cam kết đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050. Ngay sau hội nghị, Việt Nam đã khẩn trương cụ thể hóa, bắt tay thực hiện ngay những cam kết của mình trước cộng đồng quốc tế.
Có thể thấy, phát triển bền vững luôn lấy người dân làm gốc cũng như ngân hàng luôn lấy khách hàng làm trung tâm. Hạnh phúc và sự thịnh vượng của người dân và của đất nước phải là mục tiêu hàng đầu, do vậy, phát triển kinh tế xanh, sạch, tuần hoàn là tất yếu.
Với Tâm khát vọng và Tâm cống hiến, sứ mệnh của
SHB chắc chắn là phát triển kinh tế xanh, sạch, bền vững. Lấy khách hàng làm trung tâm, con người là chủ thể, chúng tôi đã, đang và tiếp tục đồng hành, tạo ra niềm tin, chữ tín với các tổ chức tài chính quốc tế, tổ chức khoa học công nghệ quốc tế và trong nước trong các lĩnh vực công nghệ, quản trị, tài chính… để phát triển kinh tế xanh, chuyển đổi số cho doanh nghiệp, người dân và cho chính sự phát triển bền vững của
SHB.
Qua 30 năm phát triển cùng đất nước,
SHB là ngân hàng dẫn đầu thực thi về ESG, góp phần giúp khách hàng thiết lập những chuẩn mực mới về phát triển bền vững và xây dựng sức mạnh nội tại trong chính ngân hàng. Bộ tiêu chí ESG của
SHB trùng khớp với chiến lược kinh doanh trong từng thời kỳ và văn hóa doanh nghiệp với các giá trị dẫn hướng “Tâm – Tin – Tín – Tri – Trí – Tầm”.
Xây dựng và triển khai thành công khung quản trị ESG đã giúp
SHB thu hút thành công hơn hàng tỷ USD nguồn vốn ODA từ các tổ chức quốc tế, qua đó giúp
SHB đảm bảo nguồn vốn để tiếp tục hỗ trợ các dự án chuyển đổi xanh và mang lại tác động tích cực đến kinh tế xã hội cũng như củng cố vị thế của một ngân hàng xanh và bền vững hàng đầu Việt Nam.
SHB được nhiều tổ chức quốc tế đánh giá là ngân hàng triển khai có hiệu quả việc phân bổ nguồn vốn tín dụng phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, thúc đẩy phát triển tín dụng xanh, ngân hàng xanh, góp phần chuyển đổi nền kinh tế sang hướng tăng trưởng xanh, tăng tỷ trọng tín dụng ngân hàng đầu tư vào các dự án năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, bảo vệ môi trường,…
Hiện tỷ trọng dư nợ tín dụng xanh tại
SHB đang có xu hướng tăng trưởng ngày càng nhanh, trung bình lên đến 10%/ năm, qua đó, giúp phát huy hiệu quả rõ rệt, góp phần tăng trưởng bền vững và bảo vệ môi trường. Chỉ tính từ năm 2018 cho tới nay, số dư tài trợ của
SHB cho các dự án xanh tăng trưởng gần 150%, cao hơn rất nhiều so với tốc độ tăng trưởng của tổng dư nợ tín dụng là 70%.
Bên cạnh việc thúc đẩy tăng trưởng tín dụng xanh,
SHB luôn kiểm soát hoạt động an toàn, bền vững. Các dự án khi được
SHB lựa chọn tài trợ vốn phải đáp ứng được các điều kiện khắt khe theo tiêu chuẩn quốc tế và trong nước về bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng, tài nguyên.
SHB đã đưa nội dung đánh giá rủi ro môi trường xã hội (MTXH) là một yêu cầu bắt buộc trong quá trình đánh giá, thẩm định để xem xét cấp tín dụng cho khách hàng.
Điều này giúp
SHB lựa chọn được các khách hàng có phương án, dự án xanh thân thiện với môi trường, có rủi ro MTXH thấp, đồng thời có thể hỗ trợ, tư vấn cho khách hàng trong việc thực hiện các biện pháp, kế hoạch hành động để tránh, giảm thiểu và/hoặc loại bỏ các tác động tiêu cực về MTXH trong quá trình khách hàng thực hiện phương án, dự án kinh doanh, khuyến khích khách hàng hướng tới hoạt động sản xuất, kinh doanh sạch, an toàn và thân thiện hơn với môi trường.
SHB sẽ không tài trợ cho các dự án không đạt các tiêu chuẩn, gián tiếp phá hoại môi trường. Thứ nhất là quy định pháp luật không cho phép và thứ hai Tâm của mình không cho phép.
SHB cho biết nhờ triển khai ESG, ngân hàng đã thu hút được nhiều khoản vay quốc tế. Điểm đến của dòng vốn này sẽ hướng đến đâu?
Ông Đinh Ngọc Dũng: Định hướng phát triển tín dụng xanh giai đoạn 2022-2027,
SHB sẽ tập trung tài trợ vốn cho các dự án/ phương án sản xuất kinh doanh thuộc 11 lĩnh vực xanh gồm: nông nghiệp xanh, lâm nghiệp bền vững, công nghiệp xanh, năng lượng tái tạo - năng lượng sạch, tái chế tái sử dụng các nguồn tài nguyên, xử lý chất thải chống ô nhiễm, bảo vệ môi trường thiên nhiên và phòng chống thiên tai, quản lý nước sạch, công trình xây dựng xanh, giao thông bền vững, cung cấp các dịch vụ bảo vệ môi trường, tiết kiệm tài nguyên…
Trong đó, dư nợ tín dụng xanh tập trung chủ yếu ở các ngành năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, nông nghiệp, công nghiệp xanh… Chỉ tính riêng dư nợ lĩnh vực nông nghiệp nông thôn của
SHB chiếm tới 37%/ tổng dư nợ. Rất nhiều khách hàng thuộc các lĩnh vực này đang sản xuất các sản phẩm nông nghiệp sạch đạt tiêu chuẩn quốc tế như chứng chỉ Vietgap, Global gap, đầu tư nông nghiệp công nghệ cao… Đây chính là tập khách hàng tiềm năng để
SHB tiếp tục tăng trưởng dư nợ nông nghiệp xanh trong tương lai.
SHB có định hướng đồng hành cùng khách hàng rõ ràng, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong việc giúp họ hoàn thiện các tiêu chuẩn, tiêu chí để họ được công nhận dự án xanh theo chuẩn quốc tế. Việc này sẽ giúp doanh nghiệp Việt Nam có được lợi thế đáng kể khi tiếp cận các thị trường nhập khẩu lớn như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc.
SHB cũng triển khai mạnh mẽ các gói tài trợ chuỗi khép kín, từ tài trợ nhà phân phối đến các nhà cung cấp, giúp các doanh nghiệp Việt Nam phát triển bền vững chuỗi toàn cầu; góp phần định hướng doanh nghiệp Việt Nam theo xu hướng xanh của thế giới, giảm khí thải ra môi trường, đáp ứng các tiêu chí sản xuất khắt khe từ các nhà phân phối lớn tên tuổi trên thế giới; từ đó nâng cao lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam tại thị trường trong nước và quốc tế.
Xin cảm ơn ông!