• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.239,26 -12,45/-0,99%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.239,26   -12,45/-0,99%  |   HNX-INDEX   230,84   -1,58/-0,68%  |   UPCOM-INDEX   92,57   -0,38/-0,41%  |   VN30   1.281,37   -12,93/-1,00%  |   HNX30   498,07   -6,06/-1,20%
17 Tháng Chín 2024 3:26:49 SA - Mở cửa
New York là nơi có mặt bằng bán lẻ đắt đỏ nhất thế giới
Nguồn tin: Saigon Times | 28/12/2023 7:35:00 CH
Thành phố New York của Mỹ là nơi có mặt bằng bán lẻ đắt đỏ nhất thế giới trong năm 2023, với giá thuê trung bình ở phần trên của Đại lộ số 5 (upper Fifth Avenue) lên đến 2.000 đô la Mỹ/ foot vuông/năm, tương đương khoảng 21.500 đô la/mét vuông/năm.
 
 
Tờ Wall Street Journal hôm 26-12 trích dẫn báo cáo gần đây của Công ty dịch vụ bất động sản Cushman & Wakefield, cho biết mức giá thuê mặt bằng bán lẻ nói trên cao hơn 13% so với điểm đến mua sắm có chi phí thuê cao thứ hai thế giới, tuyến phố Via Montenapoleone ở Milan (Ý), nơi có giá thuê trung bình 1.766 đô la Mỹ/foot vuông/năm. Khu mua sắm Tiêm Sa Chủy của Hồng Kông đứng thứ ba với mức giá thuê mặt bằng trung bình 1.493 đô la/ foot vuông/năm.
 
Năm ngoái, lần đầu tiên kể từ năm 2017, New York thay thế Hồng Kông để đứng đầu bảng xếp hạng là nơi có mặt bằng bán lẻ đắt đỏ nhất thế giới. Các hạn chế đi lại nghiêm ngặt trong thời kỳ đại dịch đã khiến mặt bằng bán lẻ của khu mua sắm Tiêm Sa Chủy mất giá. Trong năm 2022, giá thuê mặt bằng trung bình ở đây giảm đến 41% so với trước đại dịch.
 
Châu Âu có 3 trong số 5 phố bán lẻ đắt đỏ nhất toàn cầu, với New Bond Street của London đứng vị trí thứ tư và Đại lộ Champs-Élysées ở Paris đứng ở vị trí thứ năm. Khu mua sắm Ginza ở Tokyo, Nhật Bản đứng thứ sáu, có giá thuê trung bình 912 đô la/foot vuông/năm
 
Với chi phí thuê mặt bằng bán lẻ trung bình 390 đô la Mỹ / foot vuông/năm, tương đương 4.200 đô la/ mét vuông /năm, tuyến đường Đồng Khởi của TP. Hồ Chí Minh được xếp hạng là nơi có mặt bằng bán lẻ đắt thứ 13 thế giới, tăng một bậc so với năm ngoái.
 
Báo cáo của Cushman cho biết, giá thuê tại các địa điểm bán lẻ hàng đầu trên toàn cầu tăng trung bình 4,8% tính theo đồng nội tệ trong năm qua. Mức tăng trưởng mạnh nhất được ghi nhận ở châu Á-Thái Bình Dương, đạt trung bình 5,3%.
 
Theo Rob Travers, Giám đốc bán lẻ phụ trách khu vực châu Âu, Trung Đông và châu Phi của Cushman, nguồn cung mặt bằng ở các địa điểm bán lẻ siêu cao cấp vẫn còn thắt chặt, dẫn đến cạnh tranh căng thẳng khi có một vài địa điểm hiếm hoi có sẵn để cho thuê.
 
“Ngay cả khi có những lo ngại về việc người tiêu dùng cắt giảm chi tiêu tùy ý, các nhà bán lẻ vẫn duy trì hoặc tăng cường các cửa hàng hàng đầu tại các thị trường trọng điểm”, ông nói.
 
Tuy nhiên, báo cáo của Cushman cũng chỉ ra rằng, gần 60% địa điểm bán lẻ tiêu biểu trên toàn cầu có giá thuê thấp hơn mức trước đại dịch. “Điều này thể hiện rõ nhất ở châu Âu, nơi 70% thị trường có giá thuê thấp hơn trước đại dịch. Ngược lại, ở Mỹ, chỉ có 31% địa điểm bán lẻ có giá thuê thấp hơn mức trước đại dịch”, báo cáo của Cushman cho biết.
 
Theo Cushman, lĩnh vực bán lẻ đối mặt nhiều thách thức trong năm qua do lạm phát cao, lãi suất tăng và tăng trưởng kinh tế chậm lại, khiến người tiêu dùng chịu áp lực kéo dài. Đồng thời, du lịch quốc tế vẫn chưa phục hồi hoàn toàn về mức trước đại dịch.
 
Giá thuê mặt bằng bán lẻ trung bình ở phố Via Montenapoleone của Milan trong năm 2023 tăng 20% so với cùng kỳ năm trước và cao hơn 31% so với mức trước đại dịch. Nhưng giá thuê ở Đại lộ số 5 vẫn thấp hơn mức trước đại dịch. Dù vậy, số lượng mặt bằng sẵn có để cho thuê ở đây đang giảm khi các nhà bán lẻ từ Abercrombie & Fitch đến Citizen Watch thuê nhiều địa điểm mới.
 
Tháng trước, Công ty kinh doanh trang sức pha lê Swarovski (Áo) khai trương một cửa hàng hai tầng, rộng 14.400 foot vuông trên Đại lộ số 5. “Đây là địa điểm cửa hàng Swarovski lớn nhất trên thế giới”, Kolja Kiofsky, Tổng giám đốc phụ trách khu vực Bắc Mỹ của Swarovski, nói.
 
Cửa hàng này ghi nhận lưu lượng khách ghé vào trung bình cao gấp đôi so với các địa điểm khác của Swarovski ở New York. Kiofsky cho biết, khách hàng nán lại cửa hàng này lâu gấp đôi và chi tiêu trung bình nhiều hơn. Tại đây, các mẫu trang sức pha lê phiên bản hàng năm của Swarovski và những viên kim cương sản xuất trong phòng nghiệm bán rất chạy.
 
Cách đó vài dãy nhà về phía bắc, cửa hàng lớn nhất của hãng trang sức cao cấp Tiffany ở New York đã mở cửa trở lại vào đầu năm sau ba năm cải tạo với chi phí ước tính lên đến 500 triệu đô la Mỹ. Cửa hàng này cao 10 tầng, với một câu lạc bộ tư nhân ở trên cùng.
 
Đại lộ số 5 và tòa nhà Rockefeller Center gần đó bị ảnh hưởng nặng nề trong đại dịch Covid-19. Số lượt khách ghé thăm Cây Giáng sinh tại Rockefeller Center giảm 75% trong kỳ nghỉ lễ năm 2020. Ba năm sau, khu vực này đông đúc hơn bao giờ hết.
 
Hiệp hội Đại lộ số 5, đại diện cho các chủ doanh nghiệp ở đại lộ này, đã dựng 150 cây thông được trang trí bằng đèn trắng dọc theo vỉa hè của đại lộ trong lễ Giáng sinh này.  Hiệp hội còn thuê nhãn hiệu nước hoa NEST New York để tạo ra mùi hương đặc biệt cho kỳ nghỉ lễ. Nước hoa nhả ra từ bộ khuếch tán gắn trong các chậu cây linh sam, bao trùm những người đi bộ một mùi hương mà hiệp hội này mô tả là sự pha trộn mùi hương mang tính lễ hội của lựu, quýt, thông, đinh hương và quế cùng một chút vani và hổ phách.