• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.228,33 +11,79/+0,97%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.228,33   +11,79/+0,97%  |   HNX-INDEX   221,76   +0,47/+0,21%  |   UPCOM-INDEX   91,50   +0,41/+0,45%  |   VN30   1.286,67   +14,94/+1,17%  |   HNX30   469,81   +2,48/+0,53%
21 Tháng Mười Một 2024 6:07:07 CH - Mở cửa
Bình Phước: Quy hoạch khu công nghiệp - Điểm hấp dẫn đầu tư
Nguồn tin: Báo Xây dựng | 07/12/2023 10:00:00 SA
Bình Phước hiện có 12/13 khu công nghiệp đi vào hoạt động, thu hút 391 dự án thứ cấp, tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 3,5 triệu USD và hơn 18 nghìn tỷ đồng, tổng diện tích đất thuê 1.429,66ha. Đến năm 2030, Bình Phước sẽ trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững và là “điểm đến hấp dẫn” của Vùng Đông Nam bộ.
 
 
Dự án KCN Minh Hưng - Hàn Quốc nằm trong KCN Minh Hưng, được thành lập từ năm 2007, có tổng diện tích là 392ha. Trong đó, giai đoạn I là 192ha đã đi vào hoạt động và giai đoạn II là 200ha đang trong quá trình hoàn thiện.
 
Đến năm 2030, quy mô kinh tế của tỉnh Bình Phước xây dựng đồng bộ nền tảng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, phát triển các cụm ngành có tiềm năng tạo nhiều việc làm cho người lao động và có nguồn thu ngân sách cho địa phương. Qua đó từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới với đô thị. Bên cạnh đó, tỉnh Bình Phước tăng cường kết nối vùng thông qua phát triển hệ thống hạ tầng giao thông trọng yếu và hoàn thành chính quyền điện tử, từng bước chuyển dần sang chính quyền số. Đảm bảo quốc phòng - an ninh vững chắc, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện.
 
Tính từ ngày tái lập, tỉnh Bình Phước được Thủ tướng Chính phủ cho phép quy hoạch xây dựng Khu công nghiệp (KCN) Chơn Thành với diện tích 500ha, đây là KCN đầu tiên được quy hoạch tại tỉnh Bình Phước. Trên tinh thần Quyết định số 1107/QĐ-TTg 21/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt quy hoạch phát triển các KCN ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, tỉnh Bình Phước được được quy hoạch 7 KCN với diện tích 2.950ha. Qua nhiều lần điều chỉnh, đến ngày 11/9/2009, tỉnh Bình Phước đã có 08 KCN được chấp thuận chủ trương thành lập với diện tích quy hoạch 5.244ha. Kể từ đó, Bình Phước tiếp tục thu hút đầu tư, phát triển KCN và lựa chọn nhà đầu tư hạ tầng tham mưu điều chỉnh quy hoạch phù hợp cho UBND tỉnh. Đến ngày 26/11/2015, Thủ tướng Chính phủ có Công văn số 2162/TTg-KTN về việc điều chỉnh quy hoạch phát triển các KCN tỉnh Bình Phước đến năm 2020, theo đó tỉnh Bình Phước được quy hoạch 13 KCN với tổng diện tích là 4.686ha và hoạt động ổn định cho đến nay.
 
 
KCN Minh Hưng III nằm trong KCN Minh Hưng, được thành lập vào năm 2007, có tổng diện tích quy hoạch là 291ha.
 
Hiện nay, tỉnh Bình Phước đã có 12/13 KCN đi vào hoạt động, thu hút được 391 dự án thứ cấp (trong đó có 291 dự án FDI và 100 dự án trong nước), với tổng số vốn đầu tư đăng ký 3.548,2 triệu USD và khoảng 18.215 tỷ đồng, trên tổng diện tích đất thuê gần 1.430ha.
 
Trong số 12 KCN đi vào hoạt động, có 8 KCN với diện tích lấp đầy trên 90%. Vì vậy quy hoạch hiện hữu gần như đầy chỗ nên khó thu hút các nhà đầu tư lớn vào tỉnh. Trong khi đó, một số chủ đầu tư hạ tầng có năng lực muốn điều chỉnh, mở rộng KCN hoặc thay đổi ngành nghề đầu tư, nhưng còn gặp khó khăn vì chưa đủ cơ sở pháp lý để thực hiện.
 
Ngày 24/11/2023, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1489/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch tỉnh Bình Phước thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo quyết định trên, tỉnh Bình Phước quy hoạch mở rộng 3 KCN hiện hữu, trong đó thành lập mới các KCN Đông Nam Đồng Phú với diện tích 1.619ha. Ngoài ra, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ cũng đã xác định 15 KCN tiềm năng tại tỉnh Bình Phước nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định.
 
Cùng với việc phát triển hạ tầng đồng bộ, quyết định phê duyệt quy hoạch của tỉnh Bình Phước, trong đó có việc quy hoạch các KCN đã tháo gỡ nút thắt cơ bản đối với việc phát triển KCN của tỉnh. Đồng thời đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, góp phần vào chuyển đổi cơ cấu kinh tế của tỉnh nhanh và bền vững.
 
Tỉnh Bình Phước xác định mục tiêu cụ thể: Tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân đạt 9%; Cơ cấu kinh tế công nghiệp - xây dựng chiếm khoảng 54%, thương mại - dịch vụ chiếm khoảng 35%, nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chiếm khoảng 11%, kinh tế số chiếm tỷ trọng 30%. Bên cạnh đó, tỉnh Bình Phước phấn đấu GRDP bình quân/người đạt 180 triệu đồng (tương đương 7.500 USD); Tốc độ tăng năng suất lao động bình quân đạt khoảng 7%/năm; Thu ngân sách Nhà nước đạt 30.000 tỷ đồng; Huy động vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đạt 600 nghìn tỷ đồng; Kim ngạch xuất khẩu đạt 8-9 tỷ USD; đẩy mạnh tỷ lệ đô thị hóa đạt 50%. Đồng thời, phát triển công nghiệp sẽ trở mấu chốt quan trọng, thúc đẩy phát triển kinh tế tỉnh Bình Phước giai đoạn 2021-2030, phấn đấu số doanh nghiệp thành lập mới 15.000 doanh nghiệp; thu hút khách du lịch đạt 3,5 triệu lượt khách và xếp hạng PCI, PAPI, PAR Index, ICT Index thuộc nhóm khá của cả nước.
 
 
KCN Becamex Bình Phước nằm trong khu liên hợp Công nghiệp - Đô thị - Dịch vụ Becamex Bình Phước, được khởi công xây dựng vào năm 2015. KCN Becamex Bình Phước có quy mô lên đến 4.633ha. Trong đó đất dành cho công nghiệp là 2.448ha và đất tái định cư là 2.185ha.
 
Giai đoạn 2021 – 2030, tỉnh Bình Phước tiếp tục đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng. Cụ thể, Bình Dương phát triển các tuyến cao tốc kết nối tỉnh Bình Phước với các địa phương trong vùng bao gồm tuyến cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành, cao tốc Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước). Đồng thời xây dựng hệ thống giao thông kết nối nội tỉnh, hệ thống kết nối giao thông giữa các trục động lực phát triển của tỉnh như: Đường Đồng Phú - Bình Dương, tuyến đường phía Tây Quốc lộ 13 kết nối Bàu Bàng - Chơn Thành - Hoa Lư, tuyến ĐT 753…
 
Đến năm 2030, Bình Phước sẽ trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững và là “điểm đến hấp dẫn” của Vùng Đông Nam bộ.