• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,11 +6,75/+0,54%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,11   +6,75/+0,54%  |   HNX-INDEX   222,48   +1,64/+0,74%  |   UPCOM-INDEX   93,11   +0,69/+0,75%  |   VN30   1.313,48   +10,23/+0,78%  |   HNX30   462,19   +6,15/+1,35%
19 Tháng Giêng 2025 5:17:08 CH - Mở cửa
Toàn cảnh ngành điện 2022: Thủy điện vững ngôi đầu về tăng trưởng
Nguồn tin: Tạp chí kinh tế chứng khoán VN | 20/02/2023 7:55:00 SA
Với đặc điểm là doanh thu bán hàng chính từ sản xuất điện, nguồn nguyên liệu đầu vào phụ thuộc hoàn toàn vào tình hình thời tiết, nguồn nước thiên nhiên... có thể nói ngành thủy điện năm 2022 đã “gặp thời” do hưởng lợi từ hiệu ứng La Nina đã mang đến lượng mưa lớn cho các hồ chứa.
 
 
Thuỷ điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh (VSH) là trường hợp tiêu biểu đại diện cho bức tranh sáng lạn toàn ngành. Năm 2022, VSH công bố doanh thu "phá đỉnh" với 3.085 tỷ đồng, tăng 91% so với mức thực hiện năm trước; lợi nhuận sau thuế đạt 1.265 tỷ đồng, tăng hơn 3 lần.
 
Thủy điện: Đua nhau báo lãi đậm
 
Nhìn trên bình diện chung, 2022 là năm thành công đối với nhóm doanh nghiệp thủy điện niêm yết trên sàn chứng khoán. Kết quả kinh doanh tăng trưởng tích cực nhất ở giai đoạn nửa đầu năm, sau đó có dấu hiệu chậm lại và thậm chí ở quý cuối năm, không hiếm doanh nghiệp báo lãi sụt giảm.
 
Tuy nhiên, ngành thủy điện vẫn khép lại một năm ấn tượng, tăng trưởng mạnh mẽ cả về doanh thu lẫn lợi nhuận.
 
 
Thuỷ điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh (VSH) là trường hợp tiêu biểu đại diện cho bức tranh sáng lạn toàn ngành. Năm 2022, VSH công bố doanh thu "phá đỉnh" với 3.085 tỷ đồng, tăng 91% so với mức thực hiện năm trước; lợi nhuận sau thuế đạt 1.265 tỷ đồng, tăng hơn 3 lần.
 
Được biết, điều kiện thủy văn thuận lợi đã giúp tăng sản lượng điện thương phẩm của VSH, cùng với giá bán điện bình quân ở mức cao là động lực đưa doanh thu vượt lên ngưỡng lịch sử, đồng thời là doanh nghiệp dẫn đầu về tăng trưởng doanh thu trong ngành.
 
Xét về giá trị tuyệt đối, Thủy điện Đa Nhim - Hàm Thuận - Đa Mi (DNH) xếp vị trí thứ hai về doanh thu, đạt 2.750 tỷ đồng, tăng 12% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, DNH là doanh nghiệp thủy điện báo lãi "khủng" nhất năm 2022, với lợi nhuận sau thuế 1.520 tỷ đồng, tăng 10% cùng kỳ. Đây cũng là mức lãi cao chưa từng có kể từ khi lên sàn của DNH.
 
Tương tự, phần lớn các doanh nghiệp thủy điện chứng kiến tăng trưởng vượt trội trong năm vừa qua, chẳng hạn: Thuỷ điện Hủa Na (HNA) - báo lãi tăng gấp 4 lần cùng kỳ, đạt mức cao nhất lịch sử; Thủy điện Miền Nam (SHP) - lợi nhuận sau thuế xô đổ kỷ lục năm ngoái với 318 tỷ đồng; Thủy điện A Vương (AVC) - báo lãi 582 tỷ đồng, tăng trưởng 75%...
 
Với đặc điểm là doanh thu bán hàng chính từ sản xuất điện, nguồn nguyên liệu đầu vào phụ thuộc hoàn toàn vào tình hình thời tiết, nguồn nước thiên nhiên... có thể nói ngành thủy điện năm 2022 đã “gặp thời” do hưởng lợi từ hiệu ứng La Nina đã mang đến lượng mưa lớn cho các hồ chứa.
 
Nhiệt điện: Phân hóa cao
 
Đối lập với sự khả quan của thủy điện, nhóm doanh nghiệp nhiệt điện hoạt động khá trồi sụt trong năm 2022, bức tranh kinh doanh có sự phân hóa rõ rệt.
 
Năm 2022, Tổng công ty Phát điện 3 (EVNGenco3 - PGV) mặc dù ghi nhận doanh thu đạt 47.280 tỷ đồng, tăng 25% so với cùng kỳ, nhưng lợi nhuận bất ngờ giảm sút 26% xuống còn 2.330 tỷ đồng. Chi phí giá vốn, đi kèm chi phí tài chính tăng mạnh là nguyên nhân "ăn mòn" lợi nhuận tại PGV - "ông lớn" có doanh thu và lợi nhuận cao nhất toàn ngành.
 
Tổng công ty Điện lực TKV (DTK) cũng nhận tin kém vui khi giảm sút cả về doanh thu lẫn lợi nhuận. Kết thúc năm 2022, doanh thu của DTK giảm 17,5% so với cùng kỳ, còn 10.775 tỷ đồng; tương tự, lợi nhuận sau thuế có mức giảm hơn 12%, rơi xuống mốc 800 tỷ đồng.
 
Ngược lại, trong nhóm doanh nghiệp đạt tăng trưởng dương, Công ty Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2 (NT2) là ngôi sao sáng giá khi doanh thu tăng gần 43% cùng kỳ lên 8.790 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế tăng 37% lên 730 tỷ đồng. Với kết quả này, NT2 là "quán quân" có kết quả kinh doanh tăng mạnh nhất trong ngành nhiệt điện.
 
Đứng vị trí thứ hai là Công ty Nhiệt điện Quảng Ninh (QT2) - đơn vị vận hành 4 tổ máy nhiệt điện chạy than với sản lượng sản xuất hàng khoảng 6 tỷ kWh/năm - đã nhận về cho mình 10.420 tỷ đồng doanh thu và 770 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, lần lượt tăng 21,5% và 33% so với năm 2021.
 
Nhiệt điện Hải Phòng (HND), Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (POW) là hai cái tên còn lại trong danh sách những đơn vị nhiệt điện đạt mức tăng trưởng trong năm 2022, dù sức tăng không thực sự ấn tượng.
 
Nhìn chung, thủy văn thuận lợi giúp thủy điện "phất lên như diều", nhưng qua đó cũng tác động tới lượng huy động của nhiệt điện, bởi EVN thường ưu tiên nguồn điện có chi phí tiết kiệm hơn. Mặt khác, giá nguyên liệu đầu vào (than và khí) tăng mạnh, và một số nguồn cung mới tới từ điện gió cũng làm thị phần ngày một “chật chội” thêm, và nhiệt điện trở nên kém hấp dẫn.
 
Năm 2023, giới quan sát cho rằng nhiệt điện sẽ kết thúc giai đoạn ảm đạm, xuất phát từ dự báo thủy điện sẽ kém thuận lợi trong 6 tháng cuối năm 2023 sau khi duy trì tích cực cho đến hết quý I/2023.
 
Điều này dẫn đến việc nhiệt điện sẽ được huy động với hiệu suất cao hơn. Bên cạnh đó, trong một báo cáo mới công bố, SSI Research cũng lưu ý đến khả năng căng thẳng giữa Nga và Ukraine sẽ dịu đi, thậm chí đi đến thỏa thuận đình chiến trong năm nay, có thể khiến giá dầu khí và giá than giảm. Điều này có lợi cho nhiệt điện, bởi như đã biết, đây là các nguyên liệu đầu vào quan trọng nhất.
 
Điện gió: Tiềm năng rất lớn
 
Hiện nay, thủy điện gần như đã hết dư địa khai thác nên chỉ thực hiện một số dự án đã có trong Quy hoạch VII mở rộng và sau đó hầu như không phát triển thêm. Còn triển vọng tăng trưởng của nhiệt điện cũng trở nên khó khăn hơn khi các tổ chức tài chính quốc tế theo đuổi chính sách tín dụng xanh, quyết định không hỗ trợ vay vốn với các dự án điện than mới.
 
Trong khi đó, việc nhập khí cho các nhà máy điện khí dự kiến gặp không ít thách thức và phụ thuộc rất nhiều vào thị trường thế giới, chưa kể nguồn nhiên liệu này có giá cao, cần các thiết bị, trung tâm hóa khí, kho chứa đặc biệt nên chưa chắc đã là lựa chọn tối ưu.
 
Theo dự thảo Quy hoạch điện VIII, từ nay đến năm 2030, điện gió sẽ là tâm điểm phát triển với tiềm năng phát triển khổng lồ. Cùng với cam kết đưa mức phát thải ròng về 0 năm 2050 của Việt Nam tại hội nghị COP26, có thể nói điện gió nói riêng và năng lượng tái tạo nói chung được xem là hướng đi phù hợp với xu hướng toàn cầu, góp phần gia tăng nguồn điện thân thiện với môi trường hơn trong hệ thống điện Việt Nam.
 
Hiện có rất ít các doanh nghiệp điện gió, điện mặt trời niêm yết trên sàn chứng khoán, chỉ có một số doanh nghiệp đang có hoạt động mở rộng và phát triển thêm mảng năng lượng tái tạo, bao gồm Công ty Xây lắp Điện I (PC1), Công ty Điện Gia Lai (GEG), Công ty Tư vấn Xây dựng Điện 2 (TV2), Công ty Cơ Điện Lạnh (HoSE: REE)... đều cho thấy mức doanh thu từ năng lượng tái tạo khá ổn định, biên lợi nhuận tốt.
 

Cổ phiếu liên quan

Công ty
Giá
Tin tức