Trong năm 2022, một bệnh viện quốc tế có trụ sở tại tỉnh trung du và miền núi phía Bắc ghi nhận doanh thu bán hàng và dịch vụ khá tốt nhưng báo cáo tài chính còn nhiều điểm gây chú ý.
Công ty Cổ phần Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên (HoSE:
TNH) công bố báo cáo tài chính quý 4/2022. Tại báo cáo này, Công ty Cổ phần Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên cho biết đơn vị có 125,2 tỷ đồng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong quý 4/2022, con số này có tăng so với 103,9 tỷ đồng hồi quý 4 năm 2021. Lũy kế cả năm đến quý 4 năm ngoái, Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên đạt 463,2 tỷ đồng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, tăng thêm hơn 51 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2021.
Tương tự các công ty trong lĩnh vực y tế khác, giá vốn hàng bán tại bệnh viện này cũng chiếm xấp xỉ phân nửa doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Giá vốn bán hàng của
TNH trong quý 4/2022 là 65,8 tỷ đồng, quý 3/2021 là 54,8 tỷ đồng. Lũy kế đến quý 4 năm ngoái, Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên tốn 252,9 tỷ đồng cho giá vốn hàng bán, trong khi cùng kỳ năm 2021 là 201,7 tỷ đồng.
Lũy kế cả năm 2022, lợi nhuận gộp của Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên là 210,3 tỷ đồng.
Từ đó, kéo lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ tại quý 4/2022 của Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên còn 59,3 tỷ đồng, tăng xấp xỉ 10 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2021. Lũy kế cả năm 2022, lợi nhuận gộp được ghi nhận là 210,3 tỷ đồng. Chỉ số này của năm 2021 là 210,6 đồng; đồng nghĩa lợi nhuận gộp bị giảm.
Chi phí lãi vay của Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên trong quý 4 năm ngoái là 7,8 tỷ đồng, giảm so với 9,8 tỷ đồng hồi quý 4 năm trước đó. Chi phí lãi vay lũy kế cho cả năm 2022 cũng có giảm so với cùng kỳ 2021. Cụ thể, năm 2021, Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên tiêu tốn 41 tỷ đồng cho chi phí lãi vay thì năm 2022 tốn 36,1 tỷ đồng.
Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên không tốn chi phí bán hàng
Bệnh viện này không tốn chi phí bán hàng. Chi phí quản lý doanh nghiệp quý 4 năm 2022 và cùng kỳ năm 2021 có tăng khoảng 2 tỷ đồng. Cụ thể, chi phí quản lý doanh nghiệp quý 4/2022 tại Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên là 7,5 tỷ đồng. Lũy kế cả năm 2022, bệnh viện tốn 28,1 tỷ đồng cho quản lý doanh nghiệp, tăng xấp xỉ 7 tỷ đồng so với cùng kỳ 2021.
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp quý 4/2022 tăng so với quý 4/2021. Trong đó, quý 4/2021, đơn vị khám chữa bệnh tư nhân này có lợi nhuận sau thuế là 32,9 tỷ đồng thì trong quý 4/2022 con số này là 42,6 tỷ đồng. Tuy nhiên, lũy kế cả năm thì có sự giảm giữa 2022 và 2021. Theo đó, lợi nhuận sau thuế của Công ty Cổ phần Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên năm 2022 đạt 141,1 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ 2021 là 142,7 tỷ đồng.
Lợi nhuận sau thuế của Công ty Cổ phần Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên năm 2022 đạt 141,1 tỷ đồng.
Đáng chú ý, cũng trong báo cáo tài chính này, khoản mục nợ phải trả cuối năm của Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên là 472,8 tỷ đồng, giảm so với 505,6 tỷ đồng hồi đầu năm 2022. Con số này chủ yếu đến từ nợ ngắn hạn. Vốn chủ sở hữu của bệnh viện tăng thêm hơn 141 tỷ đồng, từ 780,2 tỷ hồi đầu năm lên 921,3 tỷ đồng vào cuối năm. Tổng nguồn vốn là 1.394 tỷ đồng, theo cuối năm.
Theo bản thuyết minh báo cáo tài chính quý 4/2022 (gửi kèm báo báo tài chính quý 4/2022), tiền mặt và tiền gửi ngân hàng của Công ty Cổ phần Bệnh viện Thái Nguyên đều giảm. Đầu năm tiền mặt là 3,6 tỷ đồng, cuối năm còn 154 triệu đồng. Tương tự, tiền gửi ngân hàng cuối năm còn 73,6 tỷ đồng, so với 129,9 tỷ đồng hồi đầu năm.
Đến cuối năm 2022, Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên còn phải thu ngắn hạn của Bảo hiểm xã hội tỉnh Thái Nguyên 14,8 tỷ đồng, từ Bảo hiểm Insmart 99,5 triệu đồng, Công ty TNHH Khai thác Chế biến Khoáng sản Núi Pháo là 186,7 triệu đồng; không còn khoản phải thu ngắn hạn của Tổng Công ty Bảo Việt Nhân thọ, Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên...