Theo báo cáo tài chính tại dệt may TNG, chi phí tài chính cả năm 2022 đã tăng khoảng 100 tỷ đồng, tương đương tăng tới 64% so với cùng kỳ. Mặc dù vậy công ty này vẫn báo lãi trước thuế năm 2022 tăng 27%, cao nhất trong vài năm gần đây.
CTCP Đầu tư và Thương mại
TNG (mã:
TNG) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 4/2022 với doanh thu thuần đạt 1.516 tỷ đồng, tăng 11,2% so với cùng kỳ. Trừ đi chi phí vốn, công ty lãi gộp gần 236 tỷ đồng, tăng 10,8% so với quý IV/2022.
Trong kỳ, doanh thu tài chính tại
TNG đạt gần 29 tỷ đồng, tăng 10 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2021 tương đương tăng hơn 50%.
Đáng chú ý, chi phí tài chính cũng tăng cao từ gần 51 tỷ đồng quý 4 năm 2021 lên gần 87 tỷ đồng trong quý 4/2022, tương ứng tăng 37 tỷ đồng. Trong đó, có gần 50 tỷ đồng là chi trả lãi vay.
Tính đến 31/12/2022 nợ phải trả của
TNG hơn 3.650 tỷ đồng, tăng 750 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm, trong đó dư vay nợ thuê tài chính ngắn hạn 1.948 tỷ đồng (tăng 327 tỷ đồng so với đầu năm) và dư vay nợ thuê tài chính dài hạn 726 tỷ đồng (tăng 270 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm). Khoản nợ tài chính lớn là nguyên nhân lớn khiến chi phí tài chính của công ty tăng cao.
Lũy kế quý 4/2022 dệt may
TNG lãi trước thuế 73 tỷ đồng, giảm 5,9% so với cùng kỳ năm 2021 là 78 tỷ đồng.
Tính chung cả năm 2022, doanh thu tại
TNG đạt 6.778 tỷ đồng, tăng trưởng 24,5% so với cùng kỳ.
Trong đó, chi phí vốn tăng ít hơn, chỉ 24% dẫn tới lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt trên 1.005 tỷ đồng, tăng 30% so với cùng kỳ.
Về hoạt động tài chính, doanh thu tài chính trong năm tăng gần 98 tỷ đồng, tăng 37 tỷ đồng so với cùng kỳ. Tuy vậy chi phí tài chính cũng tăng mạnh từ 170 lên 279 tỷ đồng – tương ứng tăng hơn trăm tỷ so với cùng kỳ. Trong số chi phí tài chính cả năm, có gần 180 tỷ đồng chi trả lãi vay – tăng 46 tỷ đồng so với năm trước đó.
Ngoài ra chi phí bán hàng giảm được gần 10 tỷ đồng còn chi phí quản lý doanh nghiệp lại tăng đột biến từ 289 tỷ đồng lên 375 tỷ đồng – tương ứng tăng 86 tỷ đồng.
Những yếu tố trên khiến cho lợi nhuận trước thuế
TNG còn gần 358 tỷ đồng, tăng 27% so với năm 2021 và vượt hơn 4% chỉ tiêu lợi nhuận được giao cho cả năm. Đây cũng là số lãi cao nhất
TNG đạt được nhiều năm trở lại đây.
Trong năm nay, công ty đề ra kế hoạch doanh thu tăng trên 10% lên 6.000 tỷ đồng và lợi nhuận tăng 21% lên 280 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc năm 2022, công ty đã hoàn thành mục tiêu kinh doanh đã đề ra tại ĐHĐCĐ.
Trên thị trường chứng khoán, tại sàn HNX, ngày đầu tháng 2/2023, khối ngoại ghi nhận giao dịch mua ròng gần 39,5 tỷ đồng, tương đương gần 1,5 triệu đơn vị cổ phiếu. Trong đó, nhóm này rót ròng hơn 474 triệu đồng tỷ đồng mua gom cổ phiếu
TNG.
Chốt phiên giao dịch ngày 2/2, mã này đang giao dịch ở mức 15.300 đồng, giảm 3,2% so với phiên trước liền kề và giảm 59% so với mức đỉnh thị giá 37.400 đồng/cổ phiếu hôm 18/4/2022.