• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.229,30 +0,97/+0,08%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 10:55:00 SA

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.229,30   +0,97/+0,08%  |   HNX-INDEX   221,34   -0,42/-0,19%  |   UPCOM-INDEX   91,26   -0,24/-0,27%  |   VN30   1.287,12   +0,45/+0,03%  |   HNX30   468,45   -1,36/-0,29%
22 Tháng Mười Một 2024 11:02:26 SA - Mở cửa
Dự án Đường vành đai 3 - TP.HCM: Có mặt bằng, lo vật liệu
Nguồn tin: Báo Đồng Nai | 21/03/2023 7:05:00 SA
Trong khi công tác giải phóng mặt bằng đang cơ bản đảm bảo tiến độ thì nguồn vật liệu phục vụ thi công đang là nỗi lo lớn nhất tại dự án Đường vành đai 3 - TP.HCM.
 
 
Dự án thành phần 1A, đoạn Tân Vạn - Nhơn Trạch thuộc dự án Đường vành đai 3 - TP.HCM đã được khởi công xây dựng vào tháng 9-2022. Ảnh: P.Tùng
 
Dự án Đường vành đai 3 - TP.HCM là một trong những dự án giao thông kết nối quan trọng của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Đường vành đai 3 - TP.HCM có tổng chiều dài hơn 76km, đi qua 4 địa phương gồm: Đồng Nai, Bình Dương, TP.HCM và Long An. Trong đó, đoạn đi qua địa bàn tỉnh có chiều dài hơn 11km.
 
* Đảm bảo mặt bằng để khởi công đúng tiến độ
 
Theo các nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ, dự án Đường vành đai 3 - TP.HCM sẽ được khởi công xây dựng trước ngày 30-6-2023, hoàn thành cơ bản vào năm 2025 và khai thác đồng bộ vào năm 2026. Đồng thời, các địa phương phải bàn giao 70% diện tích mặt bằng đối với đoạn tuyến đi qua địa bàn trước thời điểm khởi công. Do đó, thời gian qua, các địa phương đã dành ưu tiên rất lớn đối với  công tác giải phóng mặt bằng.
 
Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cho biết, đầu tháng 3 vừa qua, lãnh đạo các địa phương đã có buổi làm việc để đánh giá tiến độ giải phóng mặt bằng và cam kết bảo đảm mốc thời gian khởi công dự án.
 
Trong 4 địa phương có tuyến đường vành đai 3 - TP.HCM đi qua, TP.HCM và Đồng Nai là những địa phương có áp lực lớn nhất trong công tác giải phóng mặt bằng. Mặc dù vậy, đến nay công tác giải phóng mặt bằng phục vụ dự án đường vành đai 3 - TP.HCM vẫn đang cơ bản đáp ứng tiến độ đề ra.  
 
Theo Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi, thành phố là địa phương có khối lượng giải phóng mặt bằng lớn nhất khi thực hiện dự án Đường vành đai 3 - TP.HCM. Dù gặp nhiều khó khăn nhưng TP.HCM vẫn sẽ cơ bản đáp ứng điều kiện để khởi công dự án trước thời điểm 30-6-2023.
 
Đối với Đồng Nai, dù trên địa bàn đang triển khai hàng loạt dự án lớn của Trung ương nhưng địa phương vẫn dành ưu tiên cho công tác giải phóng mặt bằng dự án Đường vành đai 3 - TP.HCM.
 
Chủ tịch UBND tỉnh Cao Tiến Dũng cho biết, thời gian qua, các đơn vị liên quan đã nỗ lực rất lớn để theo kịp tiến độ Chính phủ đề ra đối với dự án Đường vành đai 3 - TP.HCM. Hiện nay, các khu tái định cư đã có sẵn để bố trí cho người dân đến xây dựng nhà cửa, chuyển tới sinh sống. “Riêng đối với dự án Đường vành đai 3 - TP.HCM, Đồng Nai cam kết bảo đảm tiến độ mặt bằng chung để khởi công trước ngày 30-6 tới” - Chủ tịch UBND tỉnh Cao Tiến Dũng cho biết.
 
Tương tự, các tỉnh Long An và Bình Dương cũng dốc sức để thực hiện giải phóng mặt bằng, bồi thường, hỗ trợ tái định cư dự án Đường vành đai 3 - TP.HCM đi qua địa bàn.
 
* Còn thiếu hơn 3 triệu m3 cát đắp nền đường
 
Trong khi công tác giải phóng mặt bằng đang cơ bản đáp ứng tiến độ thì nguồn cung vật liệu lại là nỗi lo lớn nhất đối với dự án Đường vành đai 3 - TP.HCM hiện nay.
 
Theo Bộ GT-VT, nhu cầu vật liệu thông thường phục vụ cho dự án Đường vành đai 3 - TP.HCM là khoảng 1,6 triệu m3 đất đắp nền đường; khoảng 7,2 triệu m3 cát đắp nền đường; khoảng 1,5 triệu m3 cát xây dựng và khoảng 4,4 triệu m3 đá xây dựng các loại.
 
Trong các loại vật liệu trên, nguồn cung cát đắp nền đường đang là “điểm nóng” nhất. Cụ thể, qua khảo sát, với nhu cầu cần khoảng 7,2 triệu m3 cát san lấp, các địa phương hiện mới chỉ đáp ứng khoảng 50% nhu cầu.
 
Để đảm bảo nguồn cung vật liệu phục vụ dự án Đường vành đai 3 - TP.HCM, các địa phương đã thành lập tổ công tác rà soát, điều phối nguồn vật liệu xây dựng cung cấp cho dự án. Giữa tháng 2-2023, UBND TP.HCM cũng đã có công văn gửi các địa phương gồm: Bà Rịa - Vũng Tàu, Vĩnh Long, An Giang, Tiền Giang và Đồng Tháp đề nghị hỗ trợ, phối hợp cung cấp nguồn vật liệu, đặc biệt là nguồn cát san lấp.
 
Đối với Đồng Nai, qua khảo sát, cơ bản nguồn vật liệu đủ cung cấp cho dự án. Tuy nhiên, hiện nay, trên địa bàn tỉnh đang triển khai đồng thời nhiều dự án quan trọng, trọng điểm quốc gia và một số dự án của địa phương nên công suất khai thác từng mỏ có khả năng không đáp ứng tiến độ yêu cầu.
 
Tại buổi làm việc với các địa phương liên quan đến dự án Đường vành đai 3 - TP.HCM vào giữa tháng 3 vừa qua, Phó thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đề nghị, Bộ TN-MT tính toán phân bổ hợp lý nguồn vật liệu xây dựng cho các dự án nói chung và dự án Đường vành đai 3 - TP.HCM nói riêng, bảo đảm đủ nguồn cát thi công. Đồng thời, đối với nghiên cứu vật liệu mới là cát biển để thay thế cát thông thường cần phải sớm đánh giá kết quả, xem có bảo đảm chất lượng để làm đường cao tốc. Bộ GT-VT phối hợp với Bộ Xây dựng rà soát, đánh giá lại thiết kế quy chuẩn đường cao tốc; các địa phương thực hiện xây dựng đường vành đai 3 - TP.HCM tham vấn ý kiến của Bộ GT-VT về chất lượng và bảo đảm kết nối tổng thể giao thông trong khu vực.
 
Theo Sở GT-VT, đối với dự án Đường vành đai 3 - TP.HCM đoạn đi qua địa bàn Đồng Nai, nhu cầu vật liệu san lấp là hơn 500 ngàn m3, đối với đá xây dựng, nhu cầu của dự án cần khoảng 360 ngàn m3.