• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,11 +6,75/+0,54%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,11   +6,75/+0,54%  |   HNX-INDEX   222,48   +1,64/+0,74%  |   UPCOM-INDEX   93,11   +0,69/+0,75%  |   VN30   1.313,48   +10,23/+0,78%  |   HNX30   462,19   +6,15/+1,35%
20 Tháng Giêng 2025 3:49:09 SA - Mở cửa
An Giang cơ cấu lại ngành hàng cá tra
Nguồn tin: VietNam+ | 07/03/2023 6:40:00 SA
Tỉnh An Giang đang tập trung cơ cấu lại ngành hàng cá tra nhằm trở thành trung tâm sản xuất giống cá tra của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
 
 
An Giang đặt mục tiêu đến năm 2025 tỉnh phát triển ổn định diện tích nuôi cá tra tập trung đạt 1.500 - 1.600 ha tại các huyện Châu Phú, Châu Thành, Chợ Mới, thành phố Long Xuyên; phát triển các mô hình nuôi cá tra ứng dụng công nghệ cao, tiên tiến, thân thiện môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu. An Giang đặt mục tiêu diện tích nuôi cá tra có áp dụng các tiêu chuẩn chứng nhận theo yêu cầu của thị trường đạt 70% và 90% diện tích nuôi cá tra được cấp mã số vùng nuôi. 
 
Tỉnh An Giang cũng phấn đấu trở thành trung tâm sản xuất giống cá tra của vùng Đồng bằng sông Cửu Long trên cơ sở thực hiện “Đề án Liên kết sản xuất giống cá tra 3 cấp chất lượng cao vùng Đồng bằng sông Cửu Long tại An Giang”; trong đó, tỉnh tập trung nghiên cứu củng cố, nâng cấp, mở rộng quy mô Trung tâm giống thủy sản để đảm bảo năng lực cung ứng giống cá tra cấp vùng, đồng thời, chủ động nguồn giống bố mẹ, xử lý và quản lý tốt nguồn nước, điều kiện môi trường, tăng tỷ lệ sống của cá bột đảm bảo giá thành cạnh tranh,...
 
Để cơ cấu lại ngành hàng cá tra, ông Trần Anh Thư, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang cho biết, tỉnh sẽ đẩy mạnh xúc tiến và mở rộng hơn nữa thị trường sản phẩm ngành hàng cá tra ở các thị trường Mỹ, EU, Trung Quốc và ASEAN với thị phần chiếm từ 50 - 60%. Đồng thời, đẩy mạnh xúc tiến sản phẩm cá tra tiêu thụ thị trường nội địa, phấn đấu đến năm 2025 đạt 8 - 10%.
 
“Tỉnh An Giang sẽ tập trung đào tạo chuyên nghiệp hóa cho người nuôi cá tra về các kỹ thuật tiên tiến theo tiêu chuẩn ngày càng cao của thị trường cần, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm giảm giá thành, tăng chất lượng nguồn cá nguyên liệu; đồng thời, tăng cường năng lực hỗ trợ của đội ngũ kỹ thuật viên thủy sản hướng dẫn cho các hộ nuôi đạt các chứng nhận chất lượng theo quy định”, ông Thư cho biết thêm.
 
Thời gian tới, An Giang cũng tập trung xây dựng và triển khai Kế hoạch “Phát triển chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ ngành hàng cá tra” với các doanh nghiệp lớn như: Công ty cổ phần Nam Việt Bình Phú, Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn, Công ty cổ phần Cá Tra Việt Úc, Công ty cổ phần Thủy Sản Lộc Kim Chi,...
 
Năm 2022, số lượng giống cá tra sản xuất của An Giang đạt khoảng 2 tỷ con, bằng 110% so với cùng kỳ năm 2021. Sản lượng cá tra đạt trên 443 nghìn tấn, tăng 33 nghìn tấn so với năm 2021. Diện tích cá tra có liên kết và tiêu thụ với doanh nghiệp trên 1.068 ha; trong đó diện tích hộ nuôi liên kết với 9 doanh nghiệp là 210 ha, diện tích vùng nuôi của doanh nghiệp là 858 ha.
 
Ông Nguyễn Sĩ Lâm, giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn An Giang cho biết, thời gian qua chương trình giống cả tra 3 cấp được tỉnh triển khai tích cực với các dự án kèm theo giúp phát triển ngành hàng cá tra của tỉnh. Đến đầu năm 2023, toàn tỉnh có 9 cơ sở sản xuất giống cá tra, với trên 41.220 con cá bố mẹ; trong đó 12.320 con cá tra bố mẹ hậu bị và sinh sản có chất lượng tốt từ Viện Nghiên cứu nuôi trồng Thủy sản II để bổ sung thay thế cho đàn cá tra bố mẹ của các cơ sở sản xuất giống. 
 
Theo ông Lâm: Hiện trên địa bàn An Giang có 4 doanh nghiệp đầu tư các vùng ương nuôi cá tra tập trung tập trung theo hướng công nghệ cao tham gia Đề án cá tra 3 cấp gồm: Tập đoàn Việt Úc diện tích nuôi 104 ha; Công ty cổ phần Nam Việt Bình Phú 600 ha, với 150 ha ương giống; Công ty Phát triển Lộc Kim Chi 140 ha; Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn 48,3 ha. Các dự án này đang được triển khai và sản xuất góp phần nâng cao chất lượng con giống cá tra trong thời gian tới.
 
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn An Giang: Toàn tỉnh An Giang hiện có diện tích mặt nước nuôi cá tra giống 910 ha, dự kiến năm 2023 toàn tỉnh sẽ tăng thêm 70 ha diện tích mặt nước nuôi cá tra giống. Diện tích tăng trưởng chủ yếu tại các vùng ương giống tập trung ở một số doanh nghiệp có sản xuất, ương dưỡng giống lớn đã đưa vào sản xuất, tăng vòng quay tại các doanh nghiệp như: Nam Việt Bình Phú 150 ha; Vĩnh Hoàn 48 ha; Việt Úc 10 ha… còn lại các diện tích giống tăng trưởng tự nhiên 10%. Trong năm 2023, phía doanh nghiệp Việt Úc đã có kế hoạch sản xuất khoảng 100 triệu con; Vĩnh Hoàn sản xuất 30 triệu con; Nam Việt và Nam Việt Bình Phú sản xuất 100 triệu con. 
 
Năm 2023, diện tích cá tra thương phẩm của An Giang không tăng thêm nhiều nhưng vẫn giữ ổn định diện tích 1.235 ha nuôi mặt nước. Tập trung chủ yếu tại các vùng nuôi lớn như hộ Nguyễn Văn Nhàn 120 ha; Nam Việt Bình Phú 220 ha; Lộc Kim Chi 86 ha. Các vùng nuôi tại Công ty cổ phần Nam Việt 17 vùng là dự án mới. Các vùng nuôi của doanh nghiệp khác cũng có khả năng tăng sản lượng do tăng vòng quay và diện tích nhỏ lẻ tự nhiên. Hiện nay trên địa bàn tỉnh An Giang đa số các vùng nuôi cá tra hiện đang thả hết các ao nuôi, không có ao bỏ trống.