• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,11 +6,75/+0,54%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,11   +6,75/+0,54%  |   HNX-INDEX   222,48   +1,64/+0,74%  |   UPCOM-INDEX   93,11   +0,69/+0,75%  |   VN30   1.313,48   +10,23/+0,78%  |   HNX30   462,19   +6,15/+1,35%
20 Tháng Giêng 2025 6:24:10 SA - Mở cửa
Thanh Hóa: Giá nguyên liệu, nhiên liệu tăng - sản xuất công nghiệp gặp khó
Nguồn tin: Báo Thanh Hóa | 18/04/2023 6:10:00 SA
Theo số liệu từ Cục Thống kê tỉnh Thanh Hóa, quý I-2023, chỉ số sản xuất công nghiệp toàn ngành tăng 4,55% so với cùng kỳ. Việc duy trì sản xuất ổn định là nhờ công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp chính quyền và các sở, ngành; sự chủ động, linh hoạt của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều tháng qua, giá nguyên liệu, nhiên liệu của nhiều ngành sản xuất công nghiệp tăng và giữ ở mức cao, khiến việc sản xuất của nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn. Điều này đã và đang ảnh hưởng lớn đến tình hình sản xuất công nghiệp của tỉnh.
 
 
Sản xuất phân bón tại Nhà máy dinh dưỡng giống cây trồng Tiến Nông (thị xã Bỉm Sơn).
 
Những tháng đầu năm 2023, một số nguyên liệu phục vụ sản xuất phân bón đã “hạ nhiệt” so với cùng kỳ, song một số nguyên liệu khác lại tăng hoặc vẫn giữ ở mức giá cao, nên việc sản xuất của các doanh nghiệp đang gặp khó khăn. Đơn cử như Nhà máy dinh dưỡng giống cây trồng Tiến Nông (thị xã Bỉm Sơn), năm 2022, đơn vị này đối mặt với khó khăn về giá nguyên liệu đầu vào khan hiếm, giá nguyên liệu tăng. Những tháng đầu năm 2023, một số nguyên liệu đã hạ nhiệt, song giá than, dầu lại tăng cao. Do đó, để giảm chi phí trong quá trình sản xuất, nhà máy áp dụng giải pháp công nghệ vào quá trình sản xuất. Đơn cử như, nhà máy đã cải tạo, bố trí các vị trí thông hơi hợp lý, chống thất thoát hơi, từ đó giảm thiểu việc tiêu hao nguyên liệu trong quá trình vận hành. Điều này đã và đang giúp nhà máy giảm được 5 kg than/1 tấn phân bón trong quá trình sản xuất. Ông Đỗ Văn Vượng, Giám đốc Nhà máy dinh dưỡng giống cây trồng Tiến Nông, cho biết: Lượng hàng hóa sản xuất năm trước của nhà máy còn nhiều và hiện nguồn nguyên liệu giảm giá, giá phân bón cũng giảm theo, nên nhà máy đang phải bán lỗ lượng hàng tồn kho của năm trước. Quý I-2023, doanh thu của nhà máy cao hơn năm trước, song lợi nhuận gần như không có.
 
Thông thường thời điểm này hàng năm, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh gỗ, ván ép xuất khẩu tăng tốc sản xuất. Tuy nhiên, năm nay, nhiều doanh nghiệp ngành gỗ đang chật vật vì giá nguồn nguyên liệu vẫn ở mức cao. Ông Lê Văn Hà, Trưởng Phòng Hành chính, nhân sự Công ty CP Công nghiệp gỗ Trường Sơn, cho biết: Thông thường, các doanh nghiệp chỉ dự trữ gỗ phục vụ trong khoảng 1 - 3 tháng để đảm bảo tài chính, vốn lưu động cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhiều tháng qua, giá nguyên liệu luôn ở mức cao, chi phí sản xuất cứ thế tăng cao, lợi nhuận của doanh nghiệp giảm. Để bảo đảm được nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất, thời điểm này, công ty đang đẩy mạnh việc thu mua, dự trữ gỗ. Tuy nhiên, giá nguyên liệu thu mua vào nhiều tháng qua vẫn giữ ở mức cao, trong khi doanh nghiệp vẫn chưa điều chỉnh tăng giá sản phẩm. Hơn nữa, thời điểm này, hoạt động xuất khẩu các sản phẩm ván ép của doanh nghiệp đang bị đình trệ, nên gặp nhiều khó khăn trong việc huy động nguồn vốn để duy trì ổn định sản xuất, kinh doanh.
 
Có thể nói, chưa bao giờ ngành may gặp nhiều khó khăn như thời điểm này và hiện có gần 80% số doanh nghiệp may mặc trên địa bàn tỉnh bị sụt giảm đơn hàng. Không những thế, giá các nguyên liệu phục vụ ngành may mặc từ năm 2022 đến nay tăng 10 đến 15% so với các năm trước. Vì thế, doanh nghiệp ngành may càng khó chồng khó. Bà Nguyễn Thị Liên, Trưởng Phòng Hành chính, nhân sự Công ty TNHH HUASHENG Việt Nam, xã Hoa Lộc (Hậu Lộc), cho biết: 100% sản phẩm may mặc của công ty được xuất khẩu sang Nhật Bản, do đó đơn hàng khá ổn định. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của lạm phát, nên từ năm 2022 đến nay, nguồn nguyên liệu cũng như các phụ kiện phục vụ sản xuất tăng cao. Trong khi đó, giá thành phẩm xuất khẩu của công ty vẫn giữ nguyên, thậm chí nhiều mặt hàng còn được công ty giảm giá để kích cầu tiêu dùng, dẫn đến lợi nhuận đạt thấp.
 
Để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất công nghiệp phát triển, ngành công thương đã và đang phối hợp với chính quyền thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, đồng thời, thúc đẩy đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các khu, cụm công nghiệp. Trong đó, triển khai hiệu quả chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ, quan tâm đến các giải pháp về tư vấn, đào tạo nguồn nhân lực, hỗ trợ xây dựng và vận hành mô hình nhà máy thông minh, chuyển đổi số, sản xuất xanh, sạch, góp phần giúp các doanh nghiệp tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu. Ngành công thương cùng chính quyền các địa phương tiếp tục tháo gỡ khó khăn, xử lý vấn đề tồn đọng của các dự án. Tạo điều kiện thuận lợi đưa các dự án công nghiệp lớn có vai trò quan trọng đi vào vận hành, nhất là các dự án liên quan đến công nghiệp chế biến, chế tạo. Cùng với đó, các sở, ngành tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tìm kiếm thị trường nhập khẩu phù hợp với sản xuất.