• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,55 +0,44/+0,04%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,55   +0,44/+0,04%  |   HNX-INDEX   221,69   -0,79/-0,35%  |   UPCOM-INDEX   92,80   -0,31/-0,33%  |   VN30   1.316,95   +3,47/+0,26%  |   HNX30   460,25   -1,94/-0,42%
20 Tháng Giêng 2025 9:41:05 CH - Mở cửa
PVD: Đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao tại PV Drilling và những thành quả
Nguồn tin: Tạp chí Năng lượng VN | 09/04/2023 10:15:00 SA
Công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực trình độ kỹ thuật cao, nhất là đào tạo người lao động Việt Nam thay thế chuyên gia người nước ngoài giữ các chức danh chủ chốt trên giàn khoan luôn được Đảng bộ Tổng công ty Cổ phần Khoan và Dịch vụ khoan Dầu khí (PV Drilling) và Đảng bộ cơ sở Xí nghiệp Điều hành khoan đặc biệt quan tâm trong hành trình phát triển thương hiệu “Người tiên phong của ngành khoan dầu khí Việt Nam”.
 
Xây dựng từ đầu:
 
Trong lĩnh vực vận hành giàn khoan, chi phí nhân sự chiếm một tỉ trọng rất lớn. Việc đào tạo được một nhân sự đủ năng lực đảm nhận những chức danh quản lý trên giàn khoan đòi hỏi rất nhiều nguồn lực về thời gian và chi phí.
 
Năm 2012, sau 5 năm kể từ khi giàn khoan tự nâng đầu tiên của PV Drilling hạ thủy và bắt đầu cung cấp dịch vụ khoan cho khách hàng, một vấn đề đặt ra đối với Đảng bộ và Ban lãnh đạo PV Drilling là làm sao xây dựng một chương trình đào tạo chuẩn quốc tế nhằm phát triển nguồn nhân lực trên các giàn khoan. Công tác đào tạo và phát triển nhân lực luôn được xem là một trong những hoạt động trọng tâm tại PV Drilling, giúp nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, giảm chi phí nhân sự và tăng hiệu quả sản xuất, kinh doanh, mặt khác tạo nguồn nhân sự phục vụ kế hoạch mở rộng cung cấp dịch vụ cho khách hàng, cũng như bù đắp sự thiếu hụt nhân lực do sự cạnh tranh gay gắt về nguồn cung nhân lực trên thị trường khoan lúc bấy giờ.
 
Nhu cầu đào tạo nhân sự kỹ thuật cao đáp ứng hoạt động sản xuất, kinh doanh đã rõ. Tuy nhiên, câu hỏi tiếp theo là làm thế nào? Bắt đầu từ đâu và bằng hình thức nào? Mỗi phương pháp xây dựng chương trình đào tạo lại đòi hỏi cách tiếp cận khác nhau, nguồn lực khác nhau. Thời điểm này, thuê tư vấn xây dựng chương trình đào tạo có chi phí rất cao, lên đến hàng triệu đô la Mỹ nhưng lại chưa chắc đảm bảo về chất lượng sản phẩm và khi tiếp nhận PV Drilling cũng khó làm chủ sản phẩm do các yếu tố khác biệt về hệ thống, văn hóa đặc thù của doanh nghiệp mà các công ty tư vấn nước ngoài không phải lúc nào cũng hiểu để xây dựng cho phù hợp. Còn nếu tự làm thì đòi hỏi năng lực của bộ phận nhân sự, các đơn vị đầu mối phải đủ trình độ để làm điều phối và tư vấn chuyên môn cho các bên liên quan trong quá trình xây dựng khung chương trình đào tạo đạt chuẩn quốc tế.
 
 
Người lao động PV Drilling làm việc trên giàn TAD - PV DRILLING V..
 
Sau khi xem xét tất cả các giải pháp, Chi bộ và Ban Giám đốc Xí nghiệp Điều hành khoan (XNĐHK) - đơn vị đầu mối được Tổng công ty PV Drilling giao quản lý dự án đã quyết định tự xây dựng chương trình đào tạo này. Để xây dựng được khung chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn quốc tế, XNĐHK đã bổ sung nhân lực cho phòng nhân sự bằng cách tuyển dụng một chuyên gia nước ngoài có kinh nghiệm tham gia xây dựng và vận hành các chương trình tương tự ở các công ty khoan nổi tiếng trên thế giới về thực hiện dự án.
 
Chương trình đào tạo cấu thành từ 3 chương trình thành phần, bao gồm: Chương trình đào tạo Competency Based Training (CBT) với hình thức đào tạo tại chỗ, vừa học vừa làm (On the job training) cho khối giàn khoan; chương trình đào tạo CBT cho khối điều hành khoan tại văn phòng (đào tạo các kỹ sư trẻ của bộ phận khoan và bảo dưỡng lên các chức danh quản lý) và chương trình Succession Planning (phát triển nguồn nhân lực kế cận) cho các chức danh trên giàn. Thời gian thực hiện dự án kéo dài 2,5 năm. Việc đào tạo được thực hiện song song với quá trình xây dựng trên tinh thần hoàn thiện hạng mục nào thì đưa vào áp dụng ngay. Nhờ vậy, nhóm dự án đã tối ưu hóa nguồn lực và tích lũy kinh nghiệm từ quá trình áp dụng thực tế để hoàn thiện các phần tiếp theo.
 
Nếu chương trình Competency Based Training thực hiện công đoạn đào tạo và đánh giá kết quả đào tạo nhân sự thì Succession Planning giúp nhận diện các nhân sự có tiềm năng phát triển để đưa vào chương trình đào tạo. Thế mạnh của Succession Planning là cho phép các cấp quản lý trên giàn khoan nhận diện các ứng viên tiềm năng để đưa vào chương trình đào tạo nhằm tạo nguồn cho các chức danh quản lý, sỹ quan trên giàn khoan trong tương lai. Phân hệ này cũng cho phép quản lý các giàn khoan xem được các ứng viên trên các giàn khác nhau để có kế hoạch điều chuyển nhân sự giữa các giàn khi có nhu cầu. Bên cạnh đó, Hệ thống SimpleSoft là một trong các yếu tố quan trọng góp phần vào thành công trong quá trình vận hành chương trình này.
 
Hệ thống SimpleSoft tiền thân là một phần mềm quản trị nhân sự, đào tạo và đổi ca của PV Drilling được khởi công xây dựng từ năm 2008. Đây là một phần mềm do XNĐHK tự thiết kế, thuê nhà thầu xây dựng và đã được cấp bản quyền. Hệ thống SimpleSoft giúp kết nối và trao đổi thông tin giữa các giàn khoan với nhau cũng như giữa các giàn khoan và các phòng/ban chuyên môn tại Văn phòng một cách hiệu quả, dù giàn khoan đang hoạt động ở vùng biển Việt Nam hay nước ngoài.
 
Để công tác phát triển nguồn nhân lực đạt hiệu quả ngày càng cao và nhất là giải quyết được bài toán hóc búa của giai đoạn ngành dầu khí khó khăn do giá dầu giảm sâu, ngay từ đầu nhiệm kỳ 2015 - 2020, Đảng ủy và Ban lãnh đạo Tổng công ty đã có chủ trương và giao cho một đồng chí ủy viên Ban thường vụ, Phó Tổng giám đốc kiêm Giám đốc Xí nghiệp Điều hành khoan chỉ đạo công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực thông qua thực tế hoạt động trên các giàn khoan của PV Drilling. Đây là giai đoạn chủ trương đào tạo phát triển nguồn nhân lực kỹ thuật cao người Việt Nam thay thế người nước ngoài trên giàn khoan được đưa vào các kết luận, nghị quyết của Đảng ủy Tổng công ty, Đảng ủy cơ sở XNĐHK. Đặc biệt là ở giai đoạn khủng hoảng giá dầu 2016 - 2021, Đảng ủy, Ban lãnh đạo Tổng công ty coi đây là một trong những giải pháp cốt lõi góp phần giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành dịch vụ… và cũng là cơ hội để người lao động Việt Nam khẳng định mình, làm chủ quá trình vận hành, bảo dưỡng giàn khoan theo quy chuẩn quốc tế.
 
Thành quả:
 
Xây dựng và triển khai chương trình từ năm 2012 đến 2014, Tổng công ty PV Drilling và XNĐHK đã hoàn thiện hệ thống đào tạo phát triển nguồn nhân lực tiên tiến, bằng sự kết hợp giữa 3 chương trình thành một hệ thống tổng thể cho tất cả các chức danh chủ chốt trên giàn khoan từ Material Coordinator (Quản lý vật tư), Safety Training Coordinator (Sỹ quan an toàn), Driller (Thợ khoan)… đến Offshore Installation Manager (Giám đốc giàn), Barge Captain (Thuyền trưởng) và các chức danh điều hành tại văn phòng như: Assistant Rig Manager (Trợ lý Giám đốc giàn) Rig Manager (Giám đốc giàn), Drilling Superintendent (Giám sát khoan), Project Manager (Quản lý dự án).
 
Song song đó, Tổng công ty PV Drilling và XNĐHK tiếp tục đẩy mạnh đào tạo, sử dụng các nhân sự người Việt Nam nắm giữ các chức danh chủ chốt trên giàn khoan và văn phòng đạt tiêu chuẩn, chứng chỉ quốc tế, đảm bảo giàn khoan vận hành an toàn và hiệu quả, cung cấp dịch vụ khoan và kỹ thuật khoan dầu khí hàng đầu trong khu vực, tạo ra những giá trị gia tăng cho khách hàng bằng những dịch vụ chất lượng cao và giá cả cạnh tranh như sứ mệnh đã đề ra.
 
Tỉ lệ người Việt Nam đảm nhiệm các chức danh chủ chốt trên giàn khoan do PV Drilling sở hữu ngày càng tăng. Hiện đã có 87 người lao động Việt Nam đảm nhận các chức danh thay thế người nước ngoài (tính chung cho tất cả các giàn khoan PV Drilling sở hữu), chiếm tỉ trọng trung bình trên 68% nhân sự chủ chốt trên các giàn khoan.
 
Đối với giàn khoan tự nâng (Jack-up) đã có từ 14/21 đến 20/21 nhân sự chủ chốt người Việt Nam trên mỗi giàn khoan (chiếm từ 66% đến 95%) đảm nhận các chức danh như: Giàn trưởng (OIM), Thuyền trưởng (Barge Captain), Đốc công (Toolpusher), Trưởng điện (Chief Electrician), Trưởng cơ khí (Chief Mechanic)… Riêng giàn khoan đất liền PV DRILLING 11, hiện nay các chức danh chủ chốt đều do 100% người lao động Việt Nam đảm nhiệm.
 
Đối với giàn khoan nước sâu TAD - PV DRILLING V, tỉ lệ người lao động Việt Nam giữ các chức danh chủ chốt hiện đạt 35%. Đặc biệt, XNĐHK đang duy trì 3 Giám đốc giàn là người Việt Nam cho giàn PV DRILLING I, PV DRILLING II và PV DRILLING VI. Những chức danh này trước đây đều do chuyên gia nước ngoài đảm nhiệm.
 
Sau hơn 10 năm triển khai, đến nay, Đảng bộ cơ sở XNĐHK (từ năm 2016 đến nay, trước đó là Chi bộ XNĐHK) đã đạt nhiều kết quả quan trọng trong công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực kỹ thuật cao người Việt Nam trên giàn khoan.
 
Theo đó, nhiều chức danh chủ chốt từ chuyên gia nước ngoài đã được chuyển giao cho người Việt Nam làm chủ công nghệ, chủ động điều hành hoạt động trên giàn, đồng thời giúp tiết kiệm hàng chục tỷ đồng mỗi năm so với trước đây.
 
Đặc biệt trong giai đoạn thị trường khoan dầu khí đối mặt với “khủng hoảng kép”, Tổng công ty PV Drilling và XNĐHK ưu tiên sử dụng nguồn lao động ổn định có chất lượng là người Việt Nam với chi phí phù hợp để tối ưu hóa chi phí và nâng cao hiệu quả hoạt động.
 
Hiện tại các thị trường chính trong khu vực Đông Nam Á như Malaysia, Brunei và Indonesia - nơi các giàn khoan PV DRILLING III, PV DRILLING V, PV DRILLING II đang cung cấp dịch vụ, XNĐHK đã tiến hành công tác đào tạo nhân sự địa phương đủ tiêu chuẩn theo quy định của PV Drilling và đáp ứng được yêu cầu của khách hàng.
 
Theo các yêu cầu cam kết giá trị nội địa (local content) của các nước này, tỉ lệ nhân sự địa phương trên các giàn khoan phải đạt từ 50% - 65%. Việc nội địa hóa nhân sự giúp PV Drilling tiết giảm được nhiều chi phí hoạt động, giảm các rủi ro về di chuyển, ổn định đội ngũ nhân sự làm việc trên giàn khoan, đồng thời tuân thủ các cam kết với khách hàng và chính quyền sở tại.
 
Như vậy, từ giai đoạn ban đầu, PV Drilling và XNĐHK phải thuê 100% nhân sự nước ngoài giữ các vị trí chủ chốt trên giàn khoan, đến quá trình tự xây dựng khung chương trình đào tạo - vừa học vừa làm, rồi người lao động Việt Nam đủ năng lực dần thay thế người nước ngoài nắm các vị trí chủ chốt trên giàn khoan; kế tiếp là giai đoạn “xuất khẩu” các giàn khoan tự nâng cùng đội ngũ nhân lực chất lượng cao người lao động Việt Nam ra thị trường khoan khu vực Đông Nam Á… Thành quả này đã minh chứng cho sự kiên trì, bền bỉ, bản lĩnh, chuyên nghiệp của “Người tiên phong trong ngành khoan dầu khí Việt Nam”, đồng thời cũng minh chứng cho tầm nhìn, chiến lược đúng đắn của PV Drilling trong suốt hành trình xây dựng và phát triển hơn 21 năm qua./.
 

Cổ phiếu liên quan