• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,55 +0,44/+0,04%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,55   +0,44/+0,04%  |   HNX-INDEX   221,69   -0,79/-0,35%  |   UPCOM-INDEX   92,80   -0,31/-0,33%  |   VN30   1.316,95   +3,47/+0,26%  |   HNX30   460,25   -1,94/-0,42%
20 Tháng Giêng 2025 3:27:45 CH - Mở cửa
Doanh nghiệp bất động sản ưu tiên tái cấu trúc và quản trị rủi ro
Nguồn tin: Tạp chí BĐS VN | 10/05/2023 7:55:00 SA
Hầu hết các doanh nghiệp bất động sản đều dời lịch đại hội cổ đông muộn hơn năm trước và có điểm chung là ưu tiên tái cấu trúc và quản trị rủi ro hơn tăng trưởng.
 
 
Chưa sẵn sàng với mùa đại hội cổ đông
 
Khác với nhiều nhóm ngành khác, mùa đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) năm nay của các doanh nghiệp bất động sản dường như rất trầm lắng. Dù đã hết tháng 4/2023 nhưng rất ít doanh nghiệp công bố kế hoạch cũng như niêm yết lịch họp. Nhiều doanh nghiệp lớn còn có văn bản thông báo lùi thời gian họp ĐHĐCĐ thường niên 2023 như DIC Group, Phát Đạt... thậm chí có những doanh nghiệp dẫn đầu thị trường cũng đã thông báo lùi thời gian thời gian tổ chức thêm tối đa là 2 tháng tính từ ngày 30/4. Thời gian họp đại hội chính thức sẽ do Chủ tịch HĐQT công ty quyết định vào thời điểm phù hợp nhưng không muộn hơn 30/6. 
 
Tổng Công ty CP Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC Group, mã DIG) cũng thông báo gia hạn thời gian tổ chức ĐHĐCĐ thường niên chậm nhất đến hết ngày 30/6. DIC Group cho biết, nguyên nhân mà công ty dời thời gian tổ chức đại hội là do cần thêm thời gian chuẩn bị các nội dung, văn bản trình cổ đông và đảm bảo công tác tổ chức đại hội chu đáo.
 
Hay Công ty CP Phát triển Nhà Thủ Đức (Thuduc House, mã TDH) cũng thông báo gia hạn tổ chức ĐHĐCĐ năm 2023. Đơn vị này cho biết, thời gian tổ chức đại hội sẽ không chậm hơn ngày 30/6.
 
Hồi cuối tháng 2, Công ty CP Phát triển Bất động sản Phát Đạt (mã PDR) đã ra thông báo hủy ngày đăng ký cuối cùng (28/2) thực hiện quyền tham dự ĐHĐCĐ thường niên 2023 và hoãn thời gian tổ chức đại hội vào tháng 3 như thông báo trước đó. 
 
Công ty CP Đầu tư Phát triển Bất động sản An Gia (mã AGG) cũng hủy ngày đăng ký cuối cùng đã thông báo trước đó (ngày 20/3) và dời sang ngày 19/4. Thời gian tổ chức cũng được dời từ ngày 26/4 sang ngày 25/5. 
 
Công ty cho biết, lý do dời kỳ họp là do công ty đang trong quá trình thay đổi văn phòng và di dời trụ sở chính, do đó hoãn họp để đảm bảo địa điểm họp và hoàn thiện khâu tổ chức đại hội. 
 
 
Mùa ĐHĐCĐ năm nay của các doanh nghiệp bất động sản đến muộn hơn so với mọi năm. (Ảnh: Reatimes)
 
Ở bối cảnh hiện tại, việc nhiều doanh nghiệp bất động sản chưa sẵn sàng với mùa ĐHĐCĐ là điều không quá ngạc nhiên, bởi họ đã và đang phải trải qua nhiều sức ép trong suốt gần 1 năm qua. 
 
Chìm đắm trong khó khăn, không thấy đường ra, bối cảnh vĩ mô lại có quá nhiều biến số khó lường khiến việc tính toán phương án kinh doanh, dự phòng rủi ro và cả việc chuẩn bị câu trả lời cho những chất vất của cổ đông trở nên thách thức hơn bao giờ hết.
 
Đặc biệt, khi thị trường bất động sản vẫn bị tấn công bởi các tin đồn, trong khi tin tức về những doanh nghiệp tốp đầu đang không mấy sáng sủa, hoặc đang vật lộn tái cấu trúc, hoặc đang mải mê tính toán trả nợ (với nhiều doanh nghiệp đáo hạn trái phiếu)… thì không khí mùa đại hội năm nay có thể sẽ càng ảm đạm hơn.
 
Lựa chọn “cài số lùi” thay vì “tô hồng” kế hoạch kinh doanh
 
Với những doanh nghiệp đã tổ chức ĐHĐCĐ năm nay, có một điểm chung dễ dàng nhận thấy là báo cáo tài chính không còn được bút toán với các khoản thu tài chính như mọi năm. Thay vào đó, các doanh nghiệp đều thẳng thắn thừa nhận những khó khăn cũng như đưa ra kế hoạch lợi nhuận thấp hơn năm trước. Bởi các doanh nghiệp đều nhận thức được rằng, Chính phủ đang nỗ lực tháo gỡ nhưng những khó khăn của thị trường vẫn còn đó và kế hoạch ưu tiên lúc này phải là quản trị rủi ro và tái cấu trúc. Vì vậy, thay vì “tô hồng” kế hoạch kinh doanh, lựa chọn “cài số lùi” sẽ dễ nhận được sự cảm thông hơn từ các cổ đông cũng như dễ thở hơn cho các doanh nghiệp trong bối cảnh còn nhiều thách thức. 
 
Theo thống kê của FiinTrade, tính tới đầu tháng 4 năm nay, có khoảng 247 doanh nghiệp thuộc khối phi tài chính đã có kế hoạch kinh doanh năm 2023. Trong đó, số doanh nghiệp dự kiến lỗ hoặc giảm lợi nhuận chiếm khoảng 40%, bao gồm không ít doanh nghiệp thuộc lĩnh vực bất động sản – xây dựng, vật liệu xây dựng.
 
Trong báo cáo cập nhật về Tập đoàn Đất Xanh (mã DXG), Công ty Chứng khoán VNDirect tiết lộ, trong năm nay, Đất Xanh dự định chỉ mở bán dự án DXH Parkview (tại TP. Thuận An, tỉnh Bình Dương) do điều kiện thị trường không thuận lợi. Đây là dự án khu chung cư cao cấp, xây dựng trên khu đất có diện tích 5,13 ha, quy mô 6.500 căn hộ, với tổng mức đầu tư 21.728 tỷ đồng. Việc chỉ có một dự án mở bán có thể khiến doanh số ký bán mới của Đất Xanh giảm 33,5% so với năm 2022.
 
Trước đó, một đơn vị thành viên của Tập đoàn Đất Xanh là Đất Xanh Services (mã DXS) cũng lên kế hoạch đi lùi, với doanh thu hợp nhất dự kiến đạt 3.800 tỷ đồng, bằng 92% so với kết quả thực hiện năm 2022 và lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ là 126 tỷ đồng, giảm 62% so với thực hiện năm 2022.
 
Một doanh nghiệp khác là Công ty cổ phần Tập đoàn Hà Đô cũng đã công bố kế hoạch kinh doanh trong năm nay với các chỉ tiêu doanh thu hợp nhất 3.040 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 1.053 tỷ đồng, giảm gần 24% so với kết quả thực hiện năm 2022.
 
Hà Đô cho biết, trong năm nay, công ty chỉ chú trọng phát triển các dự án bất động sản và năng lượng trọng điểm… để tạo nguồn việc cho công ty và duy trì nguồn thu, thay vì định hướng tăng trưởng như những năm trước.
 
Hay Công ty cổ phần Phát triển hạ tầng kỹ thuật Becamex cũng vừa công khai tài liệu cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên 2023 với mục tiêu tổng doanh thu hợp nhất 1.634 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế hợp nhất 500 tỷ đồng, lần lượt giảm 18% và 2% so với năm ngoái.
 
 
Nhiều doanh nghiệp bất động sản lựa chọn “cài số lùi” thay vì “tô hồng” kế hoạch kinh doanh như mọi năm. (Ảnh: Reatimes)
 
Thậm chí một số doanh nghiệp có lợi thế về sản phẩm đón đầu được xu hướng chuyển dịch về nhà ở xã hội, nhà vừa túi tiền như Nam Long và địa ốc Hoàng Quân cũng không tự tin với kế hoạch tăng trưởng. Lãnh đạo của hai doanh nghiệp này dù biết rõ lợi thế của mình nhưng vẫn chia sẻ rất dè dặt với cổ đông trong đại hội mới đây.
 
Theo giám đốc tài chính của Nam Long chia sẻ, doanh nghiệp đã tiến hành các bước nghiên cứu thị trường, sản phẩm để đưa ra con số khả thi nhất. Với tình hình thị trường còn nhiều khó khăn, sức mua trên thị trường còn nhiều trở ngại, doanh nghiệp không muốn đưa ra những con số đẹp để rồi quá trình triển khai không làm được, thất hứa với cổ đông.
 
Có thể nói, sức khoẻ của các doanh nghiệp bất động sản ở mức nào còn phụ thuộc rất lớn vào sức khoẻ của thị trường nói chung, trong đó thanh khoản, dòng tiền và pháp lý là những biến số quan trọng. Tuy nhiên, nhiều dự báo đã cho rằng, cả ba vấn đề này về cơ bản chưa thể giải quyết trong năm nay. Vì vậy, để các doanh nghiệp bất động sản lên kế hoạch lợi nhuận cao, triển vọng tốt trong năm 2023 là điều gần như không thể và cũng không có doanh nghiệp nào dám làm. 
 
Thế nên, nhìn thẳng vào thực tế, chấp nhận thực tế và đưa ra mục tiêu kinh doanh ở mức thận trọng, thậm chí đặt kế hoạch lỗ của nhiều doanh nghiệp bất động sản trong năm nay là không có gì khó hiểu./.
 

Cổ phiếu liên quan

Công ty
Giá
Tin tức