• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,11 +6,75/+0,54%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,11   +6,75/+0,54%  |   HNX-INDEX   222,48   +1,64/+0,74%  |   UPCOM-INDEX   93,11   +0,69/+0,75%  |   VN30   1.313,48   +10,23/+0,78%  |   HNX30   462,19   +6,15/+1,35%
19 Tháng Giêng 2025 11:54:04 CH - Mở cửa
Hoàn thiện hệ sinh thái logistics cho Cái Mép -Thị Vải
Nguồn tin: Báo Bà Rịa - Vũng Tàu | 22/05/2023 8:10:00 CH
Sớm đầu tư hệ sinh thái dịch vụ logistics cảng biển đồng bộ và bài bản, đẩy nhanh tiến độ hạ tầng kết nối giao thông, dịch vụ hàng hải, du lịch, khu mậu dịch tự do… là những vấn đề được đặt ra tại tọa đàm “Thúc đẩy dòng chảy hàng hóa thông qua khu cảng Cái Mép-Thị Vải”, diễn ra ngày 20/5.
 
 
Đẩy nhanh giao thông kết nối được Bà Rịa-Vũng Tàu chú trọng để hoàn thiện hệ sinh thái cảng biển. Trong ảnh: Tàu trọng tải lớn cập cảng làm hàng tại Cảng Gemalink.
 
Khó thu hút nguồn hàng 
 
Bà Phạm Thị Bảo Hạnh, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Vina Logistics-VNL (đơn vị trực tiếp khai thác Cảng Tổng hợp dịch vụ Hưng Thái) cho biết, Cái Mép-Thị Vải (CM-TV) đang thiếu khu vực logistics sau cảng và hệ sinh thái dịch vụ hỗ trợ. Phần lớn lượng hàng hóa xuất khẩu vẫn thực hiện các công đoạn khai thác (đóng container, kiểm định, khai quan…) tại ICD ở các tỉnh khác, sau đó vận chuyển bằng sà lan để đưa lên tàu mẹ tại khu vực CM-TV. 
 
“Hơn nữa, CM-TV dù có đến 25 tuyến tàu đi Mỹ, châu Âu nhưng chưa đầy 10 tuyến nội Á, trong khi hàng xuất đi trong khu vực châu Á rất nhiều. Điều này dẫn tới nhiều DN trong phạm vi chân hàng của CM-TV có nhu cầu xuất nhập trong tuyến này đang phải vận chuyển hàng hóa lên cảng Cát Lái (TP. Hồ Chí Minh) để xuất đi”, bà Hạnh nói thêm. 
 
 
Cảng Dịch vụ tổng hợp Hưng Thái, ICD (cảng cạn) đầu tiên của tỉnh, được cấp phép để khai thác các tàu, sà lan chạy tuyến nước ngoài
 
Một khó khăn khác là dù các cảng ở CM-TV được đầu tư hạ tầng bến cảng hiện đại, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế nhưng lại chưa đáp ứng được nhu cầu kết nối của các DN, thiếu hệ thống các kho bãi container rỗng, kho tổng hợp hàng container (CFS), cảng cạn (ICD)... Mặt khác, chi phí logistics chiếm 21% trong trị giá hàng hóa nên hạ được khoản chi phí này là mấu chốt để tạo nên hiệu quả của cạnh tranh.
 
Theo ông Phạm Quang Huy, chuyên viên cao cấp của Tập đoàn Gemadept, nguồn hàng hiện nay của CM-TV chủ yếu đến từ các tỉnh lân cận như: TP.Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương và Đồng bằng Sông Cửu Long (chiếm 81%). Còn hàng tại chỗ trong tỉnh rất thấp chỉ có 10% và 90% hàng hóa di chuyển khỏi CM-TV bằng sà lan để làm thủ tục tại nơi khác. Hệ thống dịch vụ hậu cần, dịch vụ hỗ trợ cảng biển chưa theo kịp tốc độ phát triển là những nguyên nhân khiến cụm cảng CM-TV vẫn khó khăn trong việc thu hút nguồn hàng.
 
Tại tọa đàm, các DN, chủ hàng, đơn vị tư vấn cảng đã nêu một số thực tế, khó khăn khiến khu vực chưa phát triển hết tiềm năng lợi thế, như: Chưa tập trung được lượng hàng hóa như kỳ vọng, cơ sở hạ tầng chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của khu vực; chưa thu hút được hàng trung chuyển.
 
Bà Rịa-Vũng Tàu cũng tăng cường liên kết với các địa phương để phát huy thế mạnh kinh tế biển, hướng tới hình thành vành đai kết nối khu kinh tế ven biển để tạo thành chuỗi vành đai hướng biển, tạo sự đồng bộ trong giao thương, luân chuyển hàng hóa, vận tải biển, du lịch biển và dịch vụ logistics.
Ông Nguyễn Văn Thọ Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
Tháo gỡ các điểm nghẽn
 
Trước những khó khăn trên, để thúc đẩy dòng chảy hàng hóa thông qua khu vực CM-TV, nhiều ý kiến cho rằng, tỉnh cần đẩy nhanh giao thông kết nối liên vùng, tận dụng phương thức kết nối đường hàng không giữa khu vực CM-TV với sân bay quốc tế Long Thành, đầu tư dự án đường sắt Biên Hòa-Vũng Tàu, mở depot cấp rỗng tại khu vực CM-TV. Việc đẩy nhanh tiến độ dự án xây dựng trung tâm kiểm tra chuyên ngành tập trung, tạo cơ chế, thủ tục thuận lợi cho hàng trung chuyển cũng được các DN cảng biển đề xuất tỉnh quan tâm thực hiện.
 
“Tỉnh cần sớm quy hoạch quỹ đất sạch để tạo không gian hình thành hệ sinh thái logistics, đẩy nhanh tiến độ các công trình giao thông liên kết vùng, sớm triển khai trung tâm logistics Cái Mép Hạ, thu hút đầu tư đối với các ngành hàng sử dụng container, chính sách thông thoáng, đột phá để thu hút đầu tư; chính sách ưu đãi đối với các hãng tàu; phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành logistcs, sản xuất lớn; đồng hành tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ DN”, ông Phạm Quang Huy, chuyên viên cao cấp của Tập đoàn Gemadept đề xuất.
 
Theo Phó Giáo sư-TS. Hồ Thị Thanh Hòa, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển logistics Việt Nam, CM-TV cần học tập các giải pháp của các cảng trên thế giới. Đó là tăng cường kết nối hàng hải bằng cách chủ động tiếp cận các cảng, hãng tàu trên thế giới để tìm nguồn hàng kết nối, tạo nhu cầu liên kết trung chuyển hàng hóa. Ngoài ra, tăng cường chuyển đổi số, dịch vụ logistics, phát triển cảng xanh… cũng được Phó Giáo sư-TS. Hồ Thị Thanh Hòa lưu ý.
 
Khẳng định tỉnh đang tập trung nguồn lực để làm các công trình kết nối giao thông, hệ sinh thái logictics, cảng cạn, ông Nguyễn Văn Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh việc thúc đẩy dòng chảy hàng hóa qua khu vực CM-TV được tỉnh đặc biệt quan tâm. Theo đó, trong quý II/2023 tỉnh sẽ khởi công cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu, cầu Phước An và đường 991B nối vào đường Vành đai 4 để đi qua 5 tỉnh vùng Đông Nam Bộ.  
 
Đồng thời, tỉnh cũng tập trung phát triển trung tâm logistics phục vụ trung chuyển hàng hóa giữa Bà Rịa-Vũng Tàu với các tỉnh, thành khu vực phía Nam, trung chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu thông qua cảng biển.