• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.250,46 +8,35/+0,67%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.250,46   +8,35/+0,67%  |   HNX-INDEX   224,64   +1,07/+0,48%  |   UPCOM-INDEX   92,74   +0,39/+0,43%  |   VN30   1.311,26   +9,74/+0,75%  |   HNX30   479,79   +4,19/+0,88%
29 Tháng Mười Một 2024 6:36:48 CH - Mở cửa
Gạo cười, người ngẫm: Khuyến khích hay kiềm chế?
Nguồn tin: Saigon Times | 13/08/2023 9:15:00 CH
Mọi quyết định điều hành xuất khẩu gạo trong bối cảnh hiện nay sẽ tác động mạnh mẽ đến thị trường gạo trong nước và thu nhập trực tiếp của nông dân trồng lúa. Chúng ta sẽ tăng xuất khẩu gạo trong cuối năm nay hay thận trọng kiềm chế?
 
 
Ngay sau khi Ấn Độ quyết định cấm xuất khẩu các loại gạo trắng thường thì Nga và Các tiểu Vương quốc Ảrập Thống nhất (UAE) cũng thông báo ngừng bán gạo ra nước ngoài. Tiếp theo đó, những nước dùng gạo tăng lượng nhập gạo, giá gạo Việt Nam xuất khẩu… liên tục tăng.
 
Gạo cười, người ngẫm
 
Trong bản báo cáo hội nghị triển khai công tác điều hành xuất khẩu gạo hôm 4-8-2023 tại Cần Thơ, Bộ Công Thương cho biết giá gạo xuất khẩu bình quân loại 5% tấm của Việt Nam đã vượt mốc 590 đô la Mỹ/tấn vào ngày 1-8-2023, mức cao nhất 11 năm qua và theo dự kiến còn tăng. Giá lúa trong nước cũng tăng mạnh, bà con nông dân phấn khởi. Số liệu của Tổng cục Thống kê đến hết tháng 7-2023, Việt Nam xuất khẩu 4,83 triệu tấn gạo, trị giá 2,58 tỉ đô la, tăng 18,7% về lượng và tăng 29,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.
 
Khi thị trường lúa gạo thương mại toàn cầu có nhiều biến động như hiện nay, thì luôn xuất hiện hai nhóm ý kiến có phần trái ngược nhau. Một bên cho rằng, nên hạn chế, cấm xuất khẩu gạo khi giá lên cao, lo ngại khan hiếm, ảnh hưởng an ninh lương thực quốc gia. Ngược lại, có ý kiến cần tận dụng thời cơ giá gạo tăng cao, tăng cường xuất khẩu gạo, có lợi cho nông dân và thương nhân xuất khẩu sau khi nắm chắc cân đối cung – cầu lúa gạo trong nước.
 
Câu hỏi đặt ra là nên tận dụng cơ hội thị trường, tăng xuất khẩu gạo hay hạn chế để đảm bảo an ninh lương thực quốc gia? Trong tờ trình đề xuất Thủ tướng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiến nghị tăng xuất khẩu gạo, trong khi Bộ Công Thương cảnh báo “không thừa thế xông lên”.
 
Chúng ta đã có những bài học kinh nghiệm khi thị trường gạo biến động vào các năm 2008, 2020 và năm 2022, khi Ấn Độ hạn chế xuất khẩu gạo và áp thuế suất 20% cho các mặt hàng gạo xuất khẩu giá gạo lên cao. Trong khi ta lo ngại dịch bệnh, không nắm chắc thông tin cung – cầu lúa gạo trong nước, quyết định ngừng xuất khẩu, khiến thương nhân xuất khẩu và bà con nông dân mất cơ hội bán giá cao. Việc đột ngột cấm xuất khẩu gạo khiến nhiều thương nhân phải lưu kho hàng hóa, phát sinh chi phí, ảnh hưởng uy tín khách hàng… Nhưng việc điều hành xuất khẩu gạo trong những tình thế vừa qua lại chưa được đánh giá đầy đủ “được – mất”, nay cần được xem xét thấu đáo.
 
Mọi quyết định điều hành xuất khẩu gạo trong bối cảnh hiện nay tác động mạnh mẽ đến thị trường gạo trong nước và thu nhập trực tiếp của nông dân. Câu trả lời phải xuất phát từ tình hình thực tiễn, số liệu xác thực, phải là kết quả chắc chắn từ lời giải bài toán cung – cầu lúa gạo.
 
Tăng xuất khẩu hay thận trọng kiềm chế?
 
Số liệu của Ban Chỉ đạo Phát triển thị trường nông sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tổng lượng lúa hàng hóa quy ra gạo cả nước trong năm nay ước đạt hơn 26,3 triệu tấn. Sau khi trừ đi lượng gạo ăn, dùng cho chăn nuôi và lúa giống cho vụ sau, thì tổng lượng lúa quy gạo thương mại cho chế biến và xuất khẩu ước đạt hơn 9,5 triệu tấn. Chưa kể một lượng gạo Campuchia nhập khẩu từ đầu năm đến nay ước khoảng 1,2 triệu tấn và gần 400.000 tấn gạo từ Ấn Độ trước lệnh cấm.
 
Như vậy, ước tính có khoảng 11 triệu tấn gạo thương mại tham gia thị trường trong nước có thể dùng cho chế biến và xuất khẩu. Trong khi, tổng lượng gạo xuất khẩu của nước ta sáu tháng đầu năm nay đạt 4,24 triệu tấn. Ngay cả khi Việt Nam tăng xuất khẩu gạo vào các tháng cuối năm, vượt mốc kỷ lục năm 2012 là hơn 8 triệu tấn, thì nguồn cung lúa gạo trong nước vẫn đảm bảo, an ninh lương thực quốc gia không bị đe dọa.
 
Tất nhiên, đó chỉ là những con số lý thuyết, cần phải theo sát diễn biến tình hình sản xuất và các biến động thị trường lúa gạo. Phải đảm bảo yêu cầu điều hành ngắn hạn và chính sách đầu tư dài hạn cho ngành lúa gạo. Cần nắm chắc các biến động, thông tin thị tường cung – cầu lúa gạo, hỗ trợ thương nhân xuất khẩu gạo thông tin thị trường, chương trình tín dụng chuyên đề, vốn để tổ chức thu mua lúa gạo, không tăng mua ồ ạt, nhưng phải đáp ứng yêu cầu “tận dụng thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu gạo”.
 
Ngoài nguồn dự trữ quốc gia, các thương nhân xuất khẩu gạo phải đảm bảo lượng gạo dự trữ lưu thông 5% theo đúng quy định. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn lượng gạo ăn cho thị trường tiêu thụ trong nước, tăng lượng gạo xuất khẩu nhằm tận dụng cơ hội thị trường, thì thương nhân xuất khẩu gạo cần được tiếp sức bằng cơ chế điều hành xuất khẩu gạo linh hoạt, chặt chẽ, cần các chính sách hỗ trợ tín dụng, vay vốn để đẩy mạnh thu mua, chế biến, xuất khẩu gạo.
 
Tăng trưởng xuất khẩu gạo hiện nay cần được xem là tín hiệu thị trường, không phải chỉ để định vị thị trường xuất khẩu gạo, mà cần định vị và chuyển đổi ngành hàng lúa gạo theo hướng phát triển bền vững.
 
An ninh lương thực không chỉ là vấn đề của mỗi quốc gia mà mang tính toàn cầu và là một vấn đề mang tính lâu dài chứ không chỉ xét trong bối cảnh hiện tại. Do vậy, vấn đề này cần được tiếp cận và giải quyết sao cho hài hòa trên cả ba phương diện: không chỉ là nhu cầu dinh dưỡng, không để xảy ra thiếu đói, mà còn phải hài hòa lợi ích kinh tế, sinh kế của người dân và hài hòa xã hội, tránh tạo ra sự bất bình đẳng trong việc tiếp cận lương thực của người dân, lợi ích chính đáng của người trồng lúa.
 
Trong bối cảnh hiện nay, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị về các giải pháp đảm bảo sản xuất, điều hành xuất khẩu gạo và đảm bảo cung – cầu lúa gạo trong nước trước biến động thị trường lương thực thế giới. Ngoài các giải pháp trước mắt, cần tập trung nâng cao chất lượng giống lúa mùa vụ tới và định hướng lâu dài cho ngành hàng lúa gạo, xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, công nghệ, xây dựng thương hiệu, phát triển thị trường, xây dựng mối liên kết thực chất, hiệu quả giữa thương nhân xuất khẩu gạo – hợp tác xã – nông dân, đảm bảo chất lượng, truy xuất nguồn gốc, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm lúa gạo Việt Nam.