• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.234,70 +6,60/+0,54%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.234,70   +6,60/+0,54%  |   HNX-INDEX   222,25   +0,96/+0,43%  |   UPCOM-INDEX   91,82   +0,12/+0,13%  |   VN30   1.291,94   +5,87/+0,46%  |   HNX30   471,74   +3,77/+0,81%
25 Tháng Mười Một 2024 3:09:50 CH - Mở cửa
Bài học cho năm 2024: Tự tin hội nhập để tăng tốc phát triển
Nguồn tin: Thời báo kinh doanh | 26/01/2024 8:41:16 SA

Năm 2023, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam chỉ đạt 5,05%. Con số này chưa đạt mục tiêu kỳ vọng là 6,5%, và càng thấp hơn con số tăng trưởng GDP trên 8% của năm trước đó. Cơn lốc hồi phục kinh tế sau đại dịch Covid với đầy hy vọng đã bị khựng lại, không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới. Điều này được ví von như thể có một cơn gió ngược rất mạnh nào đó đã chặn đứng con tàu tăng trưởng ở nhiều nơi, nhiều lĩnh vực kinh tế khác nhau.

Tại Việt Nam, một số ngành kinh tế trọng điểm quan trọng như xây dựng, bất động sản, hạ tầng giao thông,… đã bị ảnh hưởng khá nặng nề và có dấu hiệu kéo dài. Các ngành năng lượng chủ chốt như dầu khí, điện lực biến động trồi sụt theo hướng tiêu cực làm ảnh hưởng đến tâm lý và hàng loạt ngành liên quan. Một số ngành công nghiệp khác như dệt may, da giày, hàng tiêu dùng,… cũng bị trì trệ, chậm phát triển. 

Sự thành công của hội nhập đã mang lại thành tựu kinh tế năm 2023 của Việt Nam. 

Huyết mạch chính của nền kinh tế là lĩnh vực tài chính, ngân hàng đã phải chịu những thăng trầm, biến động rất mạnh. Bắt đầu từ cuối năm 2022, khủng hoảng trái phiếu doanh nghiệp, dẫn đến lãi suất biến động tăng cao ở mức khó tin,… Tiếp theo là một loạt khó khăn liên quan đến vốn vay, tín dụng và cả tổ chức, như vấn đề Ngân hàng SCB. Rất may là Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước đã có những chỉ đạo rất quyết liệt và kịp thời để ổn định khu vực tài chính, ngân hàng. 

Tuy nhiên, con số tăng trưởng GDP 5,05% của năm 2023 vẫn được các chuyên gia đánh giá cao, bởi rất ít nước đạt được tốc độ tăng trưởng như vậy trong bối cảnh tình hình thế giới vẫn rất bất ổn, phức tạp và nhiều khó khăn. 

Ông Andrea Coppola, Kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam đã nhận định, năm 2023 là năm của một Việt Nam kiên cường khi đã trở thành điểm sáng của thế giới về tăng trưởng. Theo vị chuyên gia này, có 3 nguyên nhân cơ bản đem lại thành công chính là ổn định chính trị, ổn định vĩ mô và hội nhập thành công của Việt Nam với thị trường thế giới.

Trong khi các yếu tố ổn định chính trị và ổn định vĩ mô là điều chúng ta đã có, duy trì và luôn ưu tiên từ trước tới nay, thì sự thành công của hội nhập với thị trường thế giới là yếu tố mới. Và chính yếu tố này đã mang tính quyết định cho thành tựu kinh tế năm 2023 của chúng ta. 

Về kim ngạch xuất khẩu hàng hóa năm qua, Việt Nam đạt 355,5 tỷ USD. Hai cường quốc kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ và Trung Quốc cũng là hai thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu với Mỹ là 96,78 tỷ USD chiếm 27,2%, với Trung Quốc là 61,67 tỷ USD, chiếm 17,3%. 

Kết quả của hội nhập thành công còn thể hiện ở tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam năm 2023 với 36,61 tỷ USD, tăng 32,1% so với năm trước. Riêng vốn đăng ký đầu tư mới là 20,19 tỷ USD, tăng 62,2%. 

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa năm 2023 của Việt Nam đạt 355,5 tỷ USD.

Đặc biệt, hội nhập thành công đã đem lại kết quả rất khả quan cho lĩnh vực kinh tế nông nghiệp của Việt Nam trong năm qua. Có thể nói, kinh tế Việt Nam đã thành công khi biến nguy thành cơ. Bởi vì tình hình biến động và căng thẳng của thế giới không chỉ gây ra nhiều hậu quả và rủi ro, mà còn xuất hiện cả những cơ hội mới. 

Kinh tế nông nghiệp Việt Nam năm 2023 đã phản ứng nhanh và tận dụng được các cơ hội từ thị trường thế giới. Các sản phẩm nông nghiệp của nước ta bước đầu khẳng định chất lượng, phù hợp với thị hiếu thị trường, phù hợp với tiêu chuẩn của thế giới. Kết quả là năm 2023, kim ngạch xuất khẩu nhiều mặt hàng rau, củ, quả của Việt Nam tăng rất mạnh, tăng tới 70% so với năm trước, và đạt kim ngạch xuất khẩu kỷ lục là 5,6 tỷ USD. Nhiều sản phẩm rau, củ, quả đã có mặt và được chấp nhận ở các thị trường mới, không chỉ tập trung vào mỗi thị trường Trung Quốc. 

Trong khi đó, thế mạnh sẵn có của Việt Nam với các sản phẩm nông nghiệp chủ lực như gạo, cà phê, hạt tiêu,… cũng tăng mạnh và duy trì vị thế hàng đầu thế giới. Xuất khẩu trong lĩnh vực nông nghiệp tăng mạnh cả về sản lượng cũng như về giá trị sản phẩm.

Dù chưa phải là đồng đều, dù chưa phải là tất cả, nhưng vẫn có thể nói rằng, nhờ kinh tế nông nghiệp phát triển mạnh mẽ, nhờ xuất khẩu mà đời sống nhiều nông dân đã được cải thiện, nâng cao đáng kể. Và sự cải thiện này không nhất thiết phải dựa vào trợ cấp của Nhà nước, dựa vào ưu đãi chính sách. Mà trước hết, đó là nhờ vào chính những sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm OCOP có chất lượng của những người nông dân, của các HTX trên cả nước. Đây chính là điều tuyệt vời nhất. Đây chính là sự phát triển bền vững mà chúng ta mong muốn và hướng tới trong những năm tới.

Nhiều sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam đã có chỗ đứng trên thị trường khu vực và thế giới.

Trong năm qua, kinh tế Việt Nam đã đi đúng hướng, trước hết từ lĩnh vực nông nghiệp trên cơ sở bắt đầu hội nhập thật sự được với thị trường thế giới. Vậy, các ngành nghề kinh tế khác, cũng như các chủ thể kinh doanh, bao gồm tất cả các loại hình doanh nghiệp, kể cả các hợp tác xã cũng cần phải hội nhập sâu rộng. Có thể nói, hội nhập là vào “sân chơi” chung của thế giới. Muốn thật sự hội nhập là phải chấp nhận và tuân thủ các luật “chơi” chung của thị trường. Và thực tế, kết quả đáng mừng của nông nghiệp Việt Nam trong năm 2023 đã chứng minh chúng ta “chơi chung” được với thế giới, sản phẩm Việt Nam nói chung và trước hết là nhiều sản phẩm nông nghiệp đã có chỗ đứng trên nhiều thị trường khu vực và thế giới.

Khi đã thực sự hội nhập, chấp nhận “luật chơi” chung, chúng ta không thể đòi hỏi nhiều phải có những cơ chế riêng, có nhiều ưu đãi riêng, cả về nguồn lực cũng như về tiêu chí, tiêu chuẩn sản phẩm. Có thể làm như thế, áp lực sẽ gia tăng với chúng ta, nhiều doanh nghiệp nước ngoài cùng sản phẩm của họ sẽ tìm cách vào thị trường trong nước. Nhưng chính từ áp lực và cạnh tranh này này, chính sự hội nhập sâu rộng với thị trường thế giới sẽ đem lại tự tin và sau đó là thành công, bền vững cho doanh nghiệp Việt Nam, cho các sản phẩm của Việt Nam trong thời gian tới. Đây có thể coi là một bài học quan trọng, bài học lớn cho công cuộc phát triển kinh tế nước ta cho năm 2024 và nhiều năm tới.

Một điểm đặc biệt, một điểm mới rất quan trọng nhưng không quá bất ngờ khi Quốc hội và Chính phủ xác định định hướng trong năm 2024 là năm tăng tốc, bứt phá. Chính phủ đã đặt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trở thành mục tiêu ưu tiên hàng đầu. Còn ưu tiên ổn định chính trị và kinh tế vĩ mô chúng ta đã có, đang có, cần tiếp tục duy trì, và chúng ta sẽ ưu tiên trước hết phát triển kinh tế. Năm 2024, do vậy sẽ là năm cần phải tăng tốc hội nhập kinh tế, hội nhập với thị trường thế giới, tăng tốc cải thiện môi trường kinh doanh theo hướng đơn giản, minh bạch, bình đẳng giữa tất cả các chủ thể kinh doanh.

Phạm Quang Vinh 

Chuyên gia tài chính và Kinh tế phát triển