Ông Jia Kang, cựu giám đốc một viện nghiên cứu liên kết với Bộ Tài chính Trung Quốc lưu ý việc Trung Quốc lựa chọn thúc đẩy gói kích thích kinh tế sẽ nâng thâm hụt ngân sách lên mức kỷ lục.
Đồng nhân dân tệ của Trung Quốc. Nguồn: AFP/TTXVN
ng thái phản ánh cam kết của Chính phủ Trung Quốc đối với mục tiêu tăng trưởng kinh tế khoảng 5% trong năm nay.
Trong một cuộc phỏng vấn, ông Jia cho rằng quyết định điều chỉnh ngân sách trong quý này có thể nâng thâm hụt ngân sách từ mức 3% GDP lên khoảng 4% GDP.
Ông Jia nhận định chương trình nới lỏng chi tiêu công sẽ bổ sung vào nỗ lực của chính phủ nhằm phục hồi nhu cầu tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Theo ông Jia, gói kích thích có thể có quy mô từ 4.000 tỷ NDT (570 tỷ USD) đến 10.000 tỷ NDT, trong đó bao gồm cả đầu tư công và tư.
Các ngân hàng sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp khoản vay cho những dự án của chính phủ trong khi mô hình đầu tư quan hệ đối tác công-tư cũng đóng góp một phần vốn.
Các nhà kinh tế và nhà đầu tư đang theo dõi sát sao những biện pháp bổ sung sau khi các nhà lãnh đạo Trung Quốc đánh đi tín hiệu sẽ ngăn chặn đà suy giảm kinh tế. Cơ quan hoạch định kinh tế hàng đầu của nước này sẽ tổ chức một cuộc họp trong ngày 8/10 để thảo luận về các chính sách nhằm thúc đẩy tăng trưởng.
Kỳ vọng về các biện pháp kích thích mạnh mẽ hơn đã thúc đẩy một đợt tăng giá mạnh mẽ của cổ phiếu Trung Quốc và làm giảm lợi suất trái phiếu chính phủ. Trong những tuần gần đây, Trung Quốc đã thực hiện nhiều biện pháp kích thích kinh tế. Tuy nhiên, hiện tại, sự chú ý đang dồn vào những gì Bộ Tài chính Trung Quốc sẽ thực hiện tiếp theo.
Ông Jia cũng cho rằng việc nâng thâm hụt ngân sách lên trên 3% GDP sẽ gửi tín hiệu rằng Trung Quốc đang dần từ bỏ giới hạn ngầm mà nước này đã cố gắng duy trì để giữ kỷ luật tài chính. Mức thâm hụt khoảng 4% GDP sẽ cho thấy chính phủ cho thấy "sự chủ động và đáng tin cậy”.
Trà My-Link gốc