• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.231,89 -14,15/-1,14%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.231,89   -14,15/-1,14%  |   HNX-INDEX   223,82   -2,39/-1,06%  |   UPCOM-INDEX   91,87   -0,48/-0,52%  |   VN30   1.286,65   -17,39/-1,33%  |   HNX30   476,60   -8,05/-1,66%
14 Tháng Mười Một 2024 11:49:52 CH - Mở cửa
Tỷ giá tăng nóng, doanh nghiệp nhập khẩu 'trăm phương nghìn cách' ứng phó
Nguồn tin: Thời báo kinh doanh | 06/05/2024 8:35:14 SA

Mức biến động tỷ giá VND/USD cao khiến nhiều doanh nghiệp nhập khẩu đứng trước nguy cơ thua lỗ, giảm biên lợi nhuận. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp đã có kế hoạch để ứng phó với thách thức trên. 

Ngày 3/5, Ngân hàng Nhà nước giảm tỷ giá trung tâm 1 đồng, xuống còn 24.241 đồng. Để giá bán USD lên mức kịch trần, Vietcombank mua vào 25.114 đồng, bán ra 25.454 đồng; ACB mua vào 25.150 - 25.200 đồng, bán ra 25.453 đồng; Vietinbank mua vào 25.210 đồng, bán ra 25.454 đồng… Trên thị trường tự do, giá USD tăng 35 đồng, mua vào lên 25.705 đồng, bán ra 25.785 đồng.

Lo thua lỗ, lợi nhuận suy giảm

Nếu như đầu năm, nhiều chuyên gia dự báo tỷ giá chỉ tăng khoảng 3 – 5% trong cả năm 2024, nhưng chỉ trong 4 tháng đầu năm, tỷ giá đã tăng vượt mức dự báo cho cả năm.

Tỷ giá tăng cao khiến nhiều doanh nghiệp nhập khẩu lo lắng vì đội chi phí mua nguyên vật liệu. 

Theo thống kê mới nhất của Ngân hàng Nhà nước, tính từ đầu năm đến nay, tỷ giá VND/USD đã tăng tới 5,9%. Đây là một con số “đáng giật mình” khi tỷ giá năm ngoái chỉ tăng 2,6%.

Báo cáo mới đây của Tổng cục Thống kê cho thấy, trên thế giới, giá đồng USD tăng do Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) chưa đưa ra thời gian cụ thể nới lỏng chính sách tiền tệ, giảm lãi suất nên giá trị đồng USD tăng cao. Tính đến ngày 25/4/2024, chỉ số USD trên thị trường quốc tế đạt mức 104,95 điểm, tăng 1,4% so với tháng trước.

Trong nước, Tổng cục Thống kê cho biết nhu cầu USD của các doanh nghiệp nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu tăng, giá USD bình quân trên thị trường tự do quanh mức 25.120 VND/USD. Chỉ số giá USD  tháng 4/2024 tăng 1,2% so với tháng trước; tăng 3,03% so với tháng 12/2023; tăng 6,51% so với cùng kỳ năm trước; bình quân 4 tháng đầu năm 2024 tăng 4,6%.

Dẫn tới, nhiều doanh nghiệp nhập khẩu lo ngại, mức biến động tỷ giá cao có thể đẩy họ vào tình cảnh thua lỗ. “Tính từ đầu năm đến nay, riêng tiền nhập khẩu nguyên vật liệu đã bị cộng thêm 500 triệu đồng”, đại diện một doanh nghiệp cho biết. Vì vậy, để duy trì được lợi nhuận, doanh nghiệp lên kế hoạch tăng giá bán, nhưng rất có thể phải đối mặt với đơn hàng sụt giảm.

Thực tế, những lo ngại về vấn đề tỷ giá ảnh hưởng tới “sức khỏe” doanh nghiệp gây nóng mùa Đại hội cổ đông năm nay. Trước câu hỏi của cổ đông liên quan tới dự báo doanh thu và lợi nhuận năm 2024 cho thấy tỷ suất lợi nhuận sụt giảm, ông Koh Poh Tiong, Chủ tịch HĐQT Sabeco, cho biết có 2 yếu tố ảnh hưởng đến biên lợi nhuận. Một là Sabeco đang sử dụng nguyên liệu đã mua từ trước với giá cao. Kết hợp với yếu tố thứ nhất, một số nguyên liệu nhập khẩu phải thanh toán bằng USD, do đó yếu tố tỷ giá ngoại tệ cũng sẽ ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận.

“Hợp đồng mua trước nhôm và malt đều sẽ được sử dụng hết vào cuối năm 2024. Ngoài ra, chúng ta còn phải kể tới tác động của tỷ giá vì các nguyên liệu này được mua bằng đồng USD”, lãnh đạo Sabeco cho biết cho biết.

Theo ông Koh Poh Tiong, mặc dù giá vốn hàng bán có thể tăng lên do tất cả chi phí đầu vào như đã nêu, nhưng Sabeco đã và đang áp dụng nhiều giải pháp như cải thiện định mức sản xuất, giảm lãng phí, gia tăng hiệu quả sử dụng chi phí sản xuất.

Bên cạnh đó, lãnh đạo Sabeco khẳng định, doanh nghiệp này có thể kiểm soát chi phí thông qua việc quản lý danh mục sản phẩm được bán ra. Và cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, Sabeco cũng có thể tăng giá bán tuỳ theo điều kiện thị trường.

Nhiều giải pháp hạn chế rủi ro

Điều này cho thấy, một trong những phương án tăng giá sản phẩm đầu ra đã được các doanh nghiệp tính toán. Tuy vậy, nhiều doanh nghiệp cho rằng đây là phương án cực chẳng đã bởi sức mua đang yếu nên giá bán sản phẩm từ nhiều tháng qua không tăng, nhiều hợp đồng đã ký trước đó với người mua giá bán cũng thấp. Điều này khiến doanh nghiệp đã khó càng thêm khó.

Để hạn chế thiệt hại từ vụ tỷ giá, một số doanh nghiệp đang cố gắng đẩy mạnh tìm kiếm nguồn nguyên liệu nội địa để thay thế nhập khẩu, tăng xuất khẩu đi các thị trường thanh toán bằng USD.

Cũng liên quan tới vấn đề trên, ông Nguyễn Như So, Chủ tịch Dabaco cho biết tỷ giá đồng USD có ảnh hưởng đến giá nguyên liệu đầu vào sản xuất thức ăn chăn nuôi, đây là tình hình chung của thị trường do ngành chăn nuôi Việt Nam phải nhập khẩu số lượng lớn nguyên liệu từ nước ngoài. 

Theo đó, Dabaco tính toán thời điểm phù hợp và thực hiện mua kỳ hạn đối với đồng USD, kể cả phương thức, thời điểm mua các mặt hàng nguyên liệu, đảm bảo đáp ứng nhu cầu sản xuất, dự trữ theo kế hoạch với chi phí tối ưu.

Bà Phạm Thị Ngọc Thủy, Giám đốc Văn phòng Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) cho rằng trong bối cảnh tỷ giá biến động, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu phải chú ý đến tỷ giá hối đoái để kịp thời điều chính kế hoạch kinh doanh và lựa chọn thị trường xuất nhập khẩu và lựa chọn đồng tiền thanh toán có lợi cho doanh nghiệp mình, giảm dần việc chỉ sử dụng đồng USD.

Về lâu dài, để phòng ngừa rủi ro tỷ giá, doanh nghiệp cũng có thể lựa chọn những ngân hàng có khả năng tài trợ thương mại tốt, sử dụng những công cụ tài chính phái sinh như: mua bán ngoại tệ có kỳ hạn, các hợp đồng hoán đổi (SWAP), đảm bảo cho các hoạt động xuất nhập khẩu được kế hoạch hóa một cách khoa học.

“Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu, việc gia tăng sức cạnh tranh của hàng hóa, tạo sự khác biệt cho sản phẩm luôn là điều cần hướng tới. Đối với các doanh nghiệp nhập khẩu, việc tối đa hóa nguồn lực nội địa, tìm kiếm các đối tác thay thế, đặc biệt từ trong nước, giảm dần sự phụ thuộc vào nhập khẩu cũng sẽ giúp giảm bớt chi phí”, bà Thủy hiến cách.

Nhật Linh 

Link gốc