• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.265,05 +5,42/+0,43%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:02 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.265,05   +5,42/+0,43%  |   HNX-INDEX   223,01   +0,34/+0,15%  |   UPCOM-INDEX   94,30   +0,42/+0,45%  |   VN30   1.337,59   +5,05/+0,38%  |   HNX30   463,85   -0,44/-0,09%
29 Tháng Giêng 2025 6:40:52 SA - Mở cửa
'Bộ ba huyền thoại' có đủ sức dẫn dắt thị trường chứng khoán ‘thăng hoa’?
Nguồn tin: Thời báo kinh doanh | 07/10/2024 8:38:39 SA

Sự trở lại của bộ ba “bằng - chứng - thép” đã giúp sức nâng đỡ, tạo tâm lý tích cực cho thị trường, đặc biệt là sự dẫn dắt của nhóm cổ phiếu ngân hàng. Giới đầu tư đang kỳ vọng về kịch bản lặp lại như giai đoạn 2021 - 2022.

Theo quan sát, thời gian gần đây, thị trường chứng khoán chứng kiến nhịp tăng giá luân phiên của cổ phiếu ngành ngân hàng, thép và chứng khoán, thường được gọi là bộ ba "bằng - chứng - thép". Dòng tiền đổ mạnh vào thị trường và vận động rất tích cực tại bộ ba này.

Sự trỗi dậy của "bộ ba”

Khởi sắc hơn cả là cổ phiếu ngân hàng. Nhịp tăng của nhóm cổ phiếu này kéo dài trong nhiều phiên liên tiếp. Trong nhịp hồi phục nửa cuối tháng 9, cổ phiếu ngân hàng là nhóm dẫn dắt đà tăng của chỉ số khi dòng tiền có sự lan tỏa đều. Sự quay trở lại của nhóm ngân hàng cũng giúp đà tăng của chỉ số có phần bền vững hơn.

Không chỉ vậy, việc các cổ phiếu trong nhóm này thay phiên nhau dẫn sóng trong các phiên giao dịch đã giúp VN-Index chạm mốc 1.300 điểm, có thể kể đến như: STB, BAB, TCB, BVB, VCB, SSB…

Dòng tiền đổ mạnh vào thị trường và vận động rất tích cực tại bộ ba "bằng - chứng - thép".

Hầu hết các cổ phiếu ngân hàng đều ghi nhận mức tăng giá phổ biến từ 10 – 15%, thậm chí có những mã mang lại mức lãi 20% cho nhà đầu tư nắm giữ. Sau giai đoạn tăng giá, phần lớn cổ phiếu ngân hàng đang tiệm cận vùng giá đỉnh lịch sử thiết lập trong con sóng tăng giá đầu năm, một số mã còn thiết lập mức đỉnh mới.

Chẳng hạn, cổ phiếu STB đã vươn lên mức 34.250 đồng/cp, cao nhất trong 3 năm qua; TCB trở lại vùng đỉnh 1 năm quanh 24.250 đồng/cp; ACB cũng chinh phục vùng đỉnh lịch sử quanh 26.050 đồng/cp…

Trong khi đó, tại nhóm thép, cổ phiếu HPG của “anh cả” ngành thép Hòa Phát diễn biến tích cực trong nửa tháng qua với mức tăng giá từ 5 – 10% so với vùng đáy thiết lập giữa tháng 9. Mặc dù bị khối ngoại xả hàng mạnh nhưng hiện cổ phiếu HPG đang giao dịch ở vùng giá cao nhất 2 tháng qua, cùng thanh khoản liên tục nằm trong Top thị trường.

Diễn biến tích cực cũng tương tự đối với cổ phiếu HSG và NKG.

Nhóm cổ phiếu chứng khoán cũng giao dịch khởi sắc theo chiều hướng chung của thị trường, nhưng mức tăng có phần kém hơn 2 nhóm cổ phiếu nêu trên. Tuy nhiên, với tính thị trường cao, nhóm cổ phiếu chứng khoán vẫn thu hút dòng tiền lớn, thậm chí trong những phiên thị trường gặp áp lực giảm điểm bởi nhóm cổ phiếu ngân hàng và bất động sản thì nhóm chứng khoán vẫn đủ sức “đỡ”.

Một số mã cổ phiếu ghi nhận mức tăng khá tốt thời gian qua là SSI, VIX, HCM, VCI…

Ngược thời gian, trong hai năm 2021 và 2022 khi bộ ba cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán và thép chạy đua tăng giá, thị trường đã có những bước “thăng hoa” không ngừng về điểm số. Và với những gì đang diễn ra hiện nay, giới đầu tư cũng đang kỳ vọng về một kịch bản tích cực lặp lại.

"Chứng" vẫn đuối nhất?

Theo giới phân tích, trong giai đoạn thị trường đi lên, dòng tiền sẽ tìm đến những cơ hội tốt nhất. Về mặt định giá ở thời điểm hiện tại, các nhóm ngân hàng, bất động sản và hàng hóa đang được định giá thấp, trong khi các nhóm khác đã được định giá cao hơn. Trong đó, nhóm cổ phiếu ngân hàng được nhận định là tiềm năng nhất trong diễn biến thị trường hiện nay.

Nhóm cổ phiếu ngân hàng đang có rất nhiều mã có mức P/E khoảng 6 - 8 lần, so với lãi suất tiền gửi là rất hấp dẫn. P/B của các cổ phiếu ngân hàng thường nằm trong khoảng 1 - 1,3 lần, cho thấy mức định giá rất thấp.

Theo ông Lã Giang Trung, CEO Passion Investment, nhiều ngân hàng có thể đạt mức tăng trưởng lợi nhuận 30 - 50% trong quý III và IV so với cùng kỳ.

"Rất hiếm có nhóm cổ phiếu nào có ưu thế hơn ngân hàng trong thời điểm hiện tại", ông Trung cho hay.

Điểm yếu duy nhất của nhóm ngân hàng là cần một lượng thanh khoản rất lớn. Hiện tại, thanh khoản đang dần cải thiện, trong 10 phiên gần đây dao động trong khoảng 18.000 - 20.000 tỷ đồng/phiên, tương ứng với mức VN-Index khoảng 1.300 điểm. Nếu thanh khoản này tăng lên mức khoảng 25.000 tỷ đồng bình quân, VN-Index có thể lên được 1.400 điểm.

"Nếu thanh khoản tiếp tục tăng như vậy, nhóm ngân hàng sẽ có thể hấp thụ được nguồn thanh khoản và có khả năng trở thành nhóm "dẫn sóng" cũng như ảnh hưởng đến thị trường trong thời gian tới", CEO Passion Investment nhận định.

Tương tự, giới phân tích cũng đánh giá cao đối với nhóm thép. Giá thép hợp đồng tương lai đã tăng vọt sau khi Chính phủ Trung Quốc công bố gói kích thích kinh tế lớn nhất kể từ sau đại dịch Covid-19. Hàng loạt chính sách hướng tới mục tiêu hỗ trợ thị trường bất động sản ở tình trạng nguội lạnh trong một thời gian dài được kỳ vọng sẽ thúc đẩy thị trường bất động sản nước này sớm phục hồi, kéo theo nhu cầu tiêu thụ thép tăng lên.

Không chỉ hưởng lợi từ việc giá thép trên thị trường thế giới đi lên, ngành thép trong nước cũng giảm áp lực cạnh tranh với sản phẩm cùng loại giá rẻ từ Trung Quốc khi cán cân cung - cầu thép của nước này cân bằng hơn. Thị trường thép Việt Nam cũng có triển vọng phục hồi tích cực nhờ thị trường bất động sản ấm lên, nhiều chủ đầu tư rục rịch triển khai dự án mới. Cùng với đó, giải ngân đầu tư công tiếp tục được đẩy mạnh trở thành động lực tăng trưởng cho thị trường thép trong nước.

Xét về định giá, một số cổ phiếu thép đang ở mức hấp dẫn. Chẳng hạn, P/B của HPG khoảng 1,6 lần, dưới mức trung bình 2,1 lần của chu kỳ tăng trưởng; P/B của HSG đang ở mức 1,1 lần, dưới mức trung bình 1,3 lần của chu kỳ tăng trưởng, còn P/B của NKG đang ở mức 1,05 lần, dưới mức trung bình 1,2 của chu kỳ tăng trưởng.

Còn với nhóm chứng khoán, các chuyên gia cho rằng ngành chứng khoán sẽ được hưởng lợi trực tiếp từ Thông tư 68/2024/TT-BTC nhờ tiềm năng gia tăng phục vụ nhiều nhà đầu tư tổ chức nước ngoài, giúp gia tăng thu nhập từ mảng môi giới.

Hơn nữa, Thông tư này dự kiến sẽ giúp Việt Nam đáp ứng các điều kiện cốt yếu để nâng hạng.

Nhờ đó, dòng vốn nước ngoài dự kiến sẽ đổ vào các cổ phiếu Việt Nam. Dự báo thanh khoản thị trường gia tăng và cổ phiếu chứng khoán sẽ là nhóm được hưởng lợi lớn nhất từ việc này.

Tuy nhiên, giới phân tích tỏ ra không mấy lạc quan với kết quả kinh doanh quý III của nhóm chứng khoán khi đối mặt với nhiều thách thức như sức ép cạnh tranh lớn của ngành, thanh khoản thị trường èo uột.

Hải Giang-Link gốc