• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.228,33 +11,79/+0,97%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.228,33   +11,79/+0,97%  |   HNX-INDEX   221,76   +0,47/+0,21%  |   UPCOM-INDEX   91,50   +0,41/+0,45%  |   VN30   1.286,67   +14,94/+1,17%  |   HNX30   469,81   +2,48/+0,53%
21 Tháng Mười Một 2024 8:18:12 CH - Mở cửa
'Cá mập' bạc tỷ: Đình đám trên Shark Tank, mắc cạn ngoài thương trường
Nguồn tin: VietNam Finance | 26/06/2024 10:15:02 SA

 Xuất hiện trên “ghế nóng” Shark Tank Việt Nam trong vai trò nhà đầu tư, là những người có thể tạo ra các thương vụ bạc tỷ nâng tầm startup Việt nhưng bước ra ngoài “bể cá mập”, bản thân các “shark” cũng “mắc cạn” với doanh nghiệp của mình khi liên tiếp dính phải lùm xùm, làm ăn thua lỗ, thậm chí là vướng vào vòng lao lý.

Shark Tank Việt Nam (Thương vụ bạc tỷ) là chương trình truyền hình thực tế khởi chiếu từ năm 2017, được sản xuất với mong muốn truyền cảm hứng cho cộng đồng khởi nghiệp và tạo ra bệ phóng cho các mô hình kinh doanh độc đáo, sáng tạo thâm nhập thị trường, bứt phá tăng trưởng. Sự cuốn hút của chương trình không chỉ đến từ những màn gọi vốn gay cấn của các startup mà còn bởi sự xuất hiện của dàn “cá mập” là những doanh nhân lão làng trong giới kinh doanh.

Thế nhưng, bước ra ngoài “bể cá mập”, nhiều shark lại gây ồn ào bởi những bê bối trong hoạt động kinh doanh, khác với những gì mà họ thể hiện trên sóng truyền hình. Thậm chí, đã có các “shark” vướng vào vòng lao lý. Gần đây nhất, shark Tam đã nối gót shark Thuỷ, trở thành người tiếp theo trong dàn “cá mập” bị cơ quan công an khởi tố, bắt tạm giam.

Shark Tam và Asanzo

Xuất hiện tại Shark Tank Việt Nam mùa 3 với tư cách là Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Asanzo – doanh nghiệp đứng trong top 3 thị trường điện tử Việt Nam, ông Phạm Văn Tam từng phủ kín các mặt báo như một hình mẫu “khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng”. Cùng với sự nổi tiếng của shark Tam, thương hiệu Asanzo cũng tăng trưởng một cách thần tốc, thậm chí vượt qua nhiều doanh nghiệp ngoại và chỉ xếp sau 3 ông lớn Samsung, LG, Sony về thị phần TV tại Việt Nam.


Shark Tam vừa bị cơ quan cảnh sát điều tra thi hành lệnh bắt tạm giam về tội “Trốn thuế”

Năm 2019, giữa lúc đang “nổi như cồn” nhờ hiệu ứng tại Shark Tank, Asanzo vướng phải nghi vấn sản phẩm là hàng Trung Quốc “đội lốt” xuất xứ Việt Nam khi nhập các linh kiện từ Trung Quốc về để lắp ráp thủ công. Điều này đã khiến doanh nghiệp này bị Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao tước quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận hàng Việt Nam chất lượng cao.

Đến tháng 10/2019, Tổng cục Hải quan xác định Asanzo có dấu hiệu “lừa dối người tiêu dùng”, vi phạm về xuất xứ hàng hóa, trốn thuế… Cụ thể, việc Asanzo không tự sản xuất mà chủ yếu nhập linh kiện từ các doanh nghiệp trong nước rồi lắp ráp thủ công khiến cho việc sử dụng cụm từ “đỉnh cao công nghệ Nhật Bản” là không đúng với thực tế.

Về thuế, cơ quan thanh tra chỉ rõ, Asanzo đã có thành lập 19 công ty liên kết do gia đình và nhân viên đứng tên để nhập hàng về bán lại cho chính Tập đoàn, mua “linh kiện” nhưng lại ghi nội dung hóa đơn là “mặt hàng thành phẩm” để không phải khai thuế tiêu thụ đặc biệt, sau đó bán hàng thành phẩm không xuất hóa đơn. Với những hành vi nói trên, doanh nghiệp của Shark Tam phải nộp phạt và truy thu của 47,6 tỷ đồng.

Đỉnh điểm của bê bối là ngày 24/6 vừa qua, shark Tam đã bị cơ quan cảnh sát điều tra thi hành lệnh bắt tạm giam về tội “Trốn thuế”.

Quá trình điều tra sai phạm tại Tập đoàn Asanzo xác định, ông Phạm Văn Tam đã chỉ đạo Tổng giám đốc Phạm Văn Tình ký kết các hợp đồng nguyên tắc với Công ty TNHH Đầu tư thương mại Việt Tài, Công ty TNHH Đầu tư sản xuất An Thiên…, từ đó không xuất hóa đơn và để ngoài sổ sách kế toán các khoản liên quan đến doanh thu bán hàng cho Công ty TNHH Điện lạnh Asanzo của Tập đoàn Asanzo. Tiếp đó, Tập đoàn Asanzo sử dụng hóa đơn không hợp pháp để hạch toán hàng hóa, nguyên liệu đầu vào trong hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế nhằm mục đích trốn số tiền thuế phải nộp hơn 15,7 tỷ đồng.

Shark Thủy và hệ sinh thái Apax Holdings

Trước shark Tam, shark Thủy là người đầu tiên trong dàn “cá mập” bị khởi tố, bắt tạm giam. Ông tên đầy đủ là Nguyễn Ngọc Thuỷ, nhà sáng lập kiêm Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Egroup và Công ty CP Đầu tư Apax Holdings (UPCoM: IBC) – đơn vị sở hữu hệ thống trung tâm Anh ngữ lớn nhất Việt Nam.


Shark Thủy là người đầu tiên trong dàn “cá mập” bị khởi tố, bắt tạm giam.

Tham gia Shark Tank Việt Nam 3 mùa đầu tiên, shark Thuỷ gây ấn tượng khi thực hiện tới 9 thương vụ đầu tư với số tiền góp vốn hàng triệu USD. Tuy nhiên, sau khi được shark Thuỷ “bơm tiền”, hầu hết các dự án đều không có kết quả.

Trong khi đó, bản thân sự nghiệp kinh doanh của vị “cá mập” này cũng lao đao. Kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát, hàng loạt các trung tâm Anh ngữ thuộc hệ thống của Apax Leaders của shark Thuỷ phải đóng cửa vì khó khăn, tạo áp lực tài chính, đứt gãy dòng tiền. Hậu quả là năm 2022, cả Apax Holdings và công ty mẹ Egroup đều lỗ nặng, mắc nợ trái phiếu và không có khả năng thanh toán.

Ông Thủy sau đó cũng vướng vào một loạt lùm xùm liên quan vấn đề nợ lương nhân viên, nợ tiền học phí phụ huynh và chây ì trả tiền nhà đầu tư.

Cuối năm 2022, nhiều phụ huynh tại TP.HCM, Hà Nội, Đắk Lắk, Đà Nẵng đã khiếu nại Apax Leaders vì chất lượng giảng dạy không như cam kết và yêu cầu hoàn trả học phí. Tình trạng này lên đến đỉnh điểm vào tháng 3/2023 khi gần 1.000 phụ huynh căng băng rôn đòi tiền trước cổng các trung tâm Anh ngữ. Tính đến thời điểm hiện tại, chỉ riêng tại TP. Hồ Chí Minh, Apax Leaders còn nợ phụ huynh hơn 94 tỷ đồng trong tổng số 108 tỷ đồng phải trả.

Ngoài ra, Apax Leaders còn nợ lương giáo viên và nhân viên đến tháng 2/2023 là hơn 11,5 tỷ đồng và tiền thuê mặt bằng 9 tỷ đồng. Đơn vị này đã đề xuất phương án trả nợ dần từ năm 2025, mỗi quý trả cho một phụ huynh 4,5 triệu đồng cho đến khi hết.

Không chỉ dừng lại ở đó, Shark Thủy còn bị tố cáo lừa đảo chiếm đoạt hàng nghìn tỷ đồng thông qua các hợp đồng tiền gửi đầu tư vào Công ty Cổ phần Tập đoàn Giáo dục Egroup và các hệ sinh thái liên quan. Nhà đầu tư không thể rút tiền lãi, chứ chưa nói đến tiền gốc, khi đến hạn thanh toán. Vào ngày 26/3/2023, cơ quan cảnh sát điều tra đã khởi tố vụ án và Shark Thủy về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Shark Hoàng Khải và Tập đoàn Khải Silk

Vị “cá mập” đầu tiên của Shark Tank Việt Nam vướng phải bê bối kinh doanh là ông Hoàng Khải - Chủ tịch Tập đoàn Khải Silk . Từng được công bố là 1 trong 4 nhà đầu tư khách mời trong mùa 1 nhưng shark Khải sau đó đã rút lui vì lý do cá nhân.


Shark Khải là vị "cá mập" đầu tiên vướng phải bê bối kinh doanh

Dù chỉ xuất hiện trong giai đoạn khởi động của Shark Tank mùa 1 nhưng “ông hoàng tơ lụa” Hoàng Khải đã thu hút không ít sự chú ý với một loạt phát ngôn về chuẩn mực, đạo đức kinh doanh như: “Tôi kinh doanh bằng một tấm lòng trung thực”, “Thà nghèo sang còn hơn giàu hèn”, “Giàu nhân cách hơn giàu có”, “Lòng tử tế luôn là xu hướng thời trang đắt đỏ nhất trong mọi thời đại”,...

Thế nhưng, ngay sau đó, chính vị “cá mập” này lại dính vào nghi án bán hàng Trung Quốc nhưng lại gắn mác “Made in Vietnam”. Cụ thể, ngày 17/10, một khách hàng ở Hà Nội đặt mua 60 chiếc khăn lụa hiệu KhaiSilk tại 113 Hàng Gai để làm quà tặng cho đối tác. Số khăn tay lụa tơ tằm này được bán với đơn giá 644.000 đồng/chiếc. Tuy nhiên, vị khách phát hiện 1 chiếc có cả mác “Made in Vietnam” và “Made in China”, 59 chiếc còn lại có dấu hiệu của việc cắt mác cùng màu với dòng chữ “made in China”.

Ngày 25/10/2017, ông Hoàng Khải đã chính thức thừa nhận có bán hàng tơ lụa xuất xứ từ Trung Quốc và cúi đầu xin lỗi người tiêu dùng.

Kết quả kiểm tra của cơ quan sau đó cũng xác định, Khaisilk có nhiều vi phạm pháp luật trong hoạt động kinh doanh, thậm chí có dấu hiệu vi phạm hình sự. Bộ Công Thương đã chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra Công an thành phố Hà Nội từ cuối năm 2017 để mở rộng điều tra.

Vụ bê bối này đã “đánh sập” hoàn toàn thương hiệu lụa đình đám cũng như danh xưng “ông hoàng tơ lụa” của ông Hoàng Khải.

Hoàng Anh-Link gốc