• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.251,98 +2,87/+0,23%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 11:05:01 SA

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.251,98   +2,87/+0,23%  |   HNX-INDEX   222,81   +0,33/+0,15%  |   UPCOM-INDEX   93,12   +0,01/+0,01%  |   VN30   1.317,69   +4,21/+0,32%  |   HNX30   463,51   +1,32/+0,28%
20 Tháng Giêng 2025 11:13:53 SA - Mở cửa
Thủ tướng đề nghị Hàn Quốc tăng hạn ngạch tiếp nhận lao động Việt Nam
Nguồn tin: vneconomy | 02/07/2024 10:42:07 SA
Dự Diễn đàn Hợp tác lao động Việt Nam - Hàn Quốc, Thủ tướng Chính phủ đề nghị Hàn Quốc tiếp tục tăng hạn ngạch tiếp nhận lao động Việt Nam trong một số lĩnh vực. Đồng thời, mở rộng ngành nghề mới mà Hàn Quốc có nhu cầu, như công nghệ thông tin, điều dưỡng và dịch vụ…
 
 
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự Diễn đàn. Ảnh: MOLISA.
 
Theo thông tin từ Văn phòng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, chiều 1/7/2024, tại Thủ đô Seoul, Hàn Quốc, trong khuôn khổ chuyến thăm Hàn Quốc theo lời mời của Thủ tướng Han Duck Soo và Phu nhân, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu cấp cao của Việt Nam đã tham dự Diễn đàn Hợp tác lao động Việt Nam - Hàn Quốc.
 
HỢP TÁC LAO ĐỘNG VIỆT NAM - HÀN QUỐC CÒN NHIỀU DƯ ĐỊA
 
Phát biểu tại Diễn đàn, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của Diễn đàn đối với các cơ quan quản lý, người sử dụng lao động và người lao động của cả hai nước.
 
Về quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc, Thủ tướng khẳng định mối lương duyên giữa hai nước đã có từ thế kỷ XII, và chưa bao giờ tốt đẹp như hiện nay, nhất là từ khi hai nước nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện năm 2022.
 
Thủ tướng cho rằng hợp tác lao động Việt Nam - Hàn Quốc là một điểm sáng trong quan hệ song phương giữa hai nước. Đặc biệt, nhiều lao động Việt Nam đã được quay trở lại Hàn Quốc làm việc, cho thấy phía Hàn Quốc cần lao động Việt Nam, và hai bên đều hài lòng với hợp tác lao động song phương.
 
Theo Thủ tướng, quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Hàn Quốc từ lâu đã được xác định là mối quan hệ mang lại lợi ích thiết thực cho cả hai nước, luôn có tính bổ trợ cho nhau, giúp nhau cùng phát triển và ngày càng mạnh mẽ hơn.
 
 
Thủ tướng phát biểu chỉ đạo tại Diễn đàn. Ảnh: MOLISA.
 
Thủ tướng cho rằng hợp tác lao động giữa Việt Nam và Hàn Quốc còn rất nhiều dư địa, bởi Hàn Quốc đang trong quá trình già hóa dân số, thiếu lao động, còn Việt Nam lại đang có dân số vàng. Hai bên vì thế có thể bổ sung, hỗ trợ cho nhau.
 
Thủ tướng đề nghị Hàn Quốc đi đầu trong việc đào tạo nhân lực quốc tế, trong đó có lao động Việt Nam. Đồng thời, đưa các chuyên gia, nhà quản lý có trình độ cao sang công tác, làm việc tại Việt Nam.
 
Cùng với đó, đề nghị Hàn Quốc tiếp tục tăng hạn ngạch tiếp nhận lao động Việt Nam theo Chương trình cấp phép việc làm (EPS), lao động trong ngành đóng tàu, nông nghiệp, thủy sản tàu cá, và mở rộng ngành nghề mới mà Hàn Quốc có nhu cầu, như công nghệ thông tin, điều dưỡng và dịch vụ…
 
Người đứng đầu Chính phủ cũng nhấn mạnh, các cơ quan cần chia sẻ thông tin để tạo môi trường thuận lợi, an toàn, thân thiện, hòa hợp văn hóa cho người lao động Việt Nam tại Hàn Quốc. Đặc biệt, đảm bảo người lao động được hưởng các lợi ích chính đáng của mình, an tâm làm việc, tuân thủ pháp luật sở tại.
 
Thủ tướng cho biết Việt Nam hướng tới tuyển dụng và phái cử lao động có kỹ năng, có trình độ ở một số lĩnh vực ngành nghề mà Hàn Quốc có thế mạnh, cũng như đang tập trung hướng đến như bán dẫn, xe điện, công nghệ sinh học, xe tự lái...
 
Các cơ quan của Việt Nam cũng đang tăng cường hỗ trợ việc làm, khởi nghiệp, kết nối cung cầu việc làm cho người lao động làm việc tại Hàn Quốc về nước, với các doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư tại Việt Nam.
 
Trên tinh thần “lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ”, Thủ tướng cho biết Việt Nam luôn cam kết, lắng nghe, đồng hành, hỗ trợ, và tạo mọi điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp, người lao động nước ngoài nói chung, và Hàn Quốc nói riêng đầu tư kinh doanh, làm việc, học tập hiệu quả, lâu dài và bền vững tại Việt Nam. “Việt Nam coi thành công của các bạn cũng chính là thành công của mình”, Thủ tướng nhấn mạnh.
 
Đối với lao động Việt Nam đang làm việc và học tập tại Hàn Quốc, Thủ tướng mong muốn họ sẽ tận dụng tốt cơ hội để trau dồi kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm; học tập phong cách và thái độ làm việc nghiêm túc, chuyên nghiệp của người dân Hàn Quốc.
 
Khi trở về Việt Nam, sẽ trở thành những doanh nhân giỏi, người lao động có kỹ năng, công dân tiêu biểu, góp phần vào sự phát triển của quê hương, đất nước, cũng như mối quan hệ tốt đẹp Việt Nam - Hàn Quốc.
 
“Các bạn chính là những chiếc cầu nối hai quốc gia, hai dân tộc, hướng đến một tương lai cùng phát triển và cùng thịnh vượng", Thủ tướng nhắn nhủ.
 
   LAO ĐỘNG VIỆT NAM TẠI HÀN QUỐC ĐƯỢC ĐÁNH GIÁ CAO
 
Tại Diễn đàn, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết hợp tác trong lĩnh vực phái cử, và tiếp nhận lao động giữa Việt Nam và Hàn Quốc, đang chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ, toàn diện.
 
Hàn Quốc bắt đầu tiếp nhận lao động Việt Nam từ năm 1993 và đã trở thành một trong những thị trường lao động trọng điểm, thu hút nhiều người lao động Việt Nam với mức lương cao và môi trường làm việc tốt.
 
Năm 2023, Việt Nam đã đưa được hơn 15.000 lao động sang Hàn Quốc làm việc, cao nhất trong 10 năm trở lại đây. Số lượng lao động Việt Nam hiện đang đứng đầu trong 16 nước đưa lao động sang làm việc tại Hàn Quốc.
 
 
Thủ tướng cùng Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chụp ảnh cùng đông đảo cộng đồng người Việt tại Hàn Quốc. Ảnh: MOLISA.
 
Lao động Việt Nam đang làm việc trong các ngành, nghề sản xuất chế tạo, đóng tàu, xây dựng, nông nghiệp và ngư nghiệp theo các chương trình hợp tác giữa hai nước, bao gồm: Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài của Hàn Quốc (Chương trình EPS); Chương trình lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật; Chương trình thuyền viên tàu cá và Chương trình lao động thời vụ giữa các địa phương của hai nước.
 
Theo Bộ trưởng, lao động Việt Nam làm việc tại Hàn Quốc được đánh giá có kỹ năng nghề tốt, chăm chỉ và hòa nhập nhanh, người lao động được làm việc trong môi trường hiện đại, được rèn luyện tác phong, kỷ luật lao động, với mục tiêu trở thành nguồn nhân lực hữu ích cho Việt Nam sau khi về nước.
 
Đây cũng là nguồn nhân lực chất lượng cao cho nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt là doanh nghiệp Hàn Quốc đang đầu tư tại Việt Nam.
 
 “Phần lớn lao động Việt Nam sau 4 năm làm việc ở Hàn Quốc đều trưởng thành, trở thành nhân lực quan trọng quan trọng trong các tập đoàn của Hàn Quốc”, Bộ trưởng nói.
 
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cũng tin rằng quan hệ hợp tác lao động giữa Việt Nam và Hàn Quốc sẽ tiếp tục mở rộng, theo hướng đi vào đào tạo những ngành nghề chuyên môn chất lượng cao, có năng suất cao và mang lại thu nhập tốt hơn.
 
Thông qua hợp tác lao động, mối quan hệ hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Hàn Quốc sẽ được đẩy mạnh.
 
Hiện nay, Việt Nam có hơn 66.000 lao động đang làm việc tại Hàn Quốc theo 4 kênh hợp tác bao gồm Chương trình EPS (thị thực E9), với hơn 38.000 người, lao động chuyên môn kỹ thuật (thị thực E7) có hơn 8.900 người, thuyền viên tàu cá (thị thực E10) có gần 9.600 người, và lao động thời vụ (thị thực C4 và E8) có hơn 9.600 người.
 
Trong những năm gần đây, số lao động hết hạn hợp đồng không về nước giảm dần theo lộ trình đã thống nhất giữa hai nước. Theo kế hoạch năm 2024, Việt Nam đưa 15.000 lao động sang làm việc tại Hàn Quốc·