• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.242,13 +7,43/+0,60%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.242,13   +7,43/+0,60%  |   HNX-INDEX   223,70   +1,45/+0,65%  |   UPCOM-INDEX   92,06   +0,24/+0,26%  |   VN30   1.299,22   +7,28/+0,56%  |   HNX30   475,80   +4,06/+0,86%
27 Tháng Mười Một 2024 2:36:54 SA - Mở cửa
Nữ chủ tịch 8x đưa 'Mỹ nhân làng gạo' ra thế giới
Nguồn tin: Vietnamnet | 03/07/2024 3:58:36 CH

Tình yêu quê hương đã thôi thúc nữ doanh nhân 8x Đặng Thùy Linh từ Đức trở về Việt Nam, xây dựng thương hiệu “Mỹ nhân làng gạo” có giá trị cao, chinh phục thị trường trong nước và quốc tế.

Tình yêu gạo Việt và những quyết định táo bạo

Sau hàng chục năm cùng gia đình định cư tại Đức, nữ doanh nhân sinh năm 1981 Đặng Thùy Linh quyết định trở về Việt Nam. 
 
“Xuất phát từ tình yêu quê hương, mong muốn mọi người được dùng nông sản Việt có nguồn gốc rõ ràng, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, tôi đã chọn APG ECO là nơi để mình hiện thực hóa tham vọng xây dựng chuỗi sản phẩm nông sản Việt có giá trị cao trên thị trường trong nước và quốc tế”, Chủ tịch Hội đồng quản trị APG ECO Đặng Thùy Linh nhớ lại bước ngoặt lớn trong đời.
 
Nhận trọng trách Chủ tịch Hội đồng quản trị, nữ doanh nhân 8x xác định luôn: APG ECO phải hướng tới mục tiêu trở thành một trong những công ty phân phối gạo trực tuyến hàng đầu Việt Nam.
 
Nằm trong hệ sinh thái của Công ty Chứng khoán APG, sở hữu 5 nhà máy gạo tại Đồng bằng sông Cửu Long, APG ECO có khá nhiều điều kiện thuận lợi, song hành trình chinh phục thị trường gạo không "dễ như ăn bánh". 
 
 
Chủ tịch Hội đồng quản trị APG ECO Đặng Thùy Linh. Ảnh: Nhân vật cung cấp
 
Những ngày đầu mới gia nhập thị trường, đặc biệt là với một dòng sản phẩm không mới, đã có khá nhiều đối thủ cạnh tranh như tiệm tạp hóa, chợ, siêu thị…, đội ngũ APG ECO gặp không ít khó khăn trong chuyện tiếp thị và thuyết phục khách hàng chuyển đổi thói quen mua gạo từ những mối quen sang mua gạo trực tuyến. Nhất là khi đa số người Việt đều muốn “sờ tận tay” khi mua gạo để an tâm về chất lượng sản phẩm. 
 
“Lô hàng đầu tiên nhập kho, đội ngũ APG ECO khá lúng túng, không biết phải làm như thế nào để tiếp cận được khách hàng khi chủ trương của tôi là không mở đại lý, không chiết khấu sâu, không bán hàng tại cửa hàng. Những ngày đầu, chúng tôi mong đợi từng đơn hàng và cùng nhau tìm giải pháp để thay đổi được hành vi mua sắm của khách hàng qua hình thức trực tuyến.
 
Sau khi có những đơn hàng đầu tiên, tinh thần của đội ngũ APG ECO trở nên phấn chấn hơn, tiếp tục tự tin thực thi chiến lược tôi đã xây dựng. Sau này, trước những biến động của thị trường gây ảnh hưởng tới doanh thu, đội ngũ cũng có nhiều lần thuyết phục tôi đa dạng hóa kênh bán hàng cả trực tuyến và trực tiếp, song tôi vẫn nhất quyết không thay đổi”, bà Linh nhớ lại.
 
Tiêu chuẩn chất lượng là yếu tố then chốt từng bước thuyết phục khách hàng tìm đến, yêu mến và “chung thủy” với sản phẩm gạo của APG ECO.
 
“Chúng tôi kiểm soát nghiêm ngặt các khâu từ giống lúa, gieo trồng, chăm sóc và đóng gói để khách hàng nhận được sản phẩm chất lượng như cam kết. Các sản phẩm đều được sản xuất theo tiêu chuẩn xuất khẩu, đáp ứng được cả những thị trường khó tính như châu Âu, Mỹ…
 
Nhà máy được đầu tư dây chuyền máy móc hiện đại, như lắp đặt hệ thống máy sấy khô lúa được nhập khẩu từ Nhật Bản nhằm đảm bảo chất lượng lúa sau khi sấy. Hiện APG ECO đã phát triển 6 nhà máy chế biến xay xát cũng như liên kết với hàng trăm hộ dân tại các tỉnh An Giang, Sóc Trăng, Hậu Giang…, khuyến khích bà con sản xuất theo hướng hữu cơ”, bà Linh cho biết.
 
Nữ chủ tịch cũng sớm nhận thấy ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số đem lại nhiều lợi ích: nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp; đưa sản phẩm nông nghiệp đến tay người tiêu dùng một cách nhanh chóng và tiện lợi; người mua hàng có thể dễ dàng tìm kiếm thông tin sản phẩm, nguồn gốc xuất xứ, yên tâm hơn khi mua hàng…
 
“Thay vì chỉ chú trọng vào sản lượng, khi triển khai ứng dụng công nghệ số, chúng tôi chú trọng vào chất lượng nhiều hơn. Bằng cách ứng dụng nền tảng công nghệ vào kỹ thuật canh tác, quản lý đồng ruộng, thu hoạch, chế biến sau thu hoạch… để đảm bảo chất lượng, ứng dụng công nghệ số đã giúp APG ECO tạo dựng niềm tin người tiêu dùng và góp phần xây dựng các chuỗi giá trị nông sản từ đồng ruộng đến bàn ăn”, bà Linh nhấn mạnh.
 
Đặc biệt, nhanh nhạy “bắt trend” xu hướng mua sắm trên mạng xã hội, Chủ tịch APG ECO mạnh dạn bán gạo trên TikTok – một nền tảng áp dụng nhiều hoạt động trợ giá như miễn phí giao hàng, hỗ trợ giảm giá khuyến mãi.
 
Sự “chịu chơi” của nữ chủ tịch 8x thể hiện qua một loạt quyết định táo bạo: thực hiện livestream bán hàng 12 giờ/ngày, kể cả khi chỉ có 1 mắt xem vẫn phục vụ nhiệt tình; khách mua về nấu ăn thử nếu cảm thấy không ngon có thể hoàn trả trong 6 ngày; giao hàng tận nhà trong khoảng 12 giờ…
 
“Liều ăn nhiều”! Với bình quân 1.000 đơn/ngày, nhiều phiên livestream bán được hàng trăm triệu đồng, APG Eco đã trở thành doanh nghiệp bán gạo có doanh thu cao nhất nền tảng TikTok.
 
“Nhờ chuyển đổi số, APG ECO đã tiếp cận được rất nhiều khách hàng trẻ - tập khách hàng trung thành trong tương lai. Ứng dụng công nghệ cũng là bước đệm cho APG ECO lan tỏa thương hiệu trên thị trường trong thời gian ngắn”, Chủ tịch Đặng Thùy Linh nhấn mạnh, đồng thời chia sẻ kinh nghiệm: “Khi chuyển đổi số, các doanh nghiệp nên chuẩn bị nền tảng từ nhân sự, quy trình vận hành, thiết bị kỹ thuật, hình thức vận chuyển thật kỹ lưỡng để kết nối thành 1 vòng tròn trơn tru, tránh trường hợp 1 “mắt xích” gặp trục trặc sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ quy trình”. 
 
Đưa thương hiệu gạo Việt ra thế giới
 
Nhiều năm trải nghiệm thương trường, bà Linh hiểu rõ tầm quan trọng của thương hiệu đối với doanh nghiệp muốn định vị được tên tuổi trong chuỗi cung ứng nông sản.
 
“Là một “tân binh” trong ngành, APG ECO muốn đặt cái tên khác biệt nhưng vẫn rất dễ nhớ. Thay vì gạo “Ngon nhất thế giới”, chúng tôi lựa chọn tên “Mỹ nhân làng gạo” với ý tưởng nhân cách hóa, nâng cao giá trị của một sản phẩm nhiều đời nay vẫn được gắn liền với hình ảnh người nông dân mộc mạc.
 
Thương hiệu “Mỹ nhân làng gạo” được phát triển với 2 dòng sản phẩm gồm gạo ST25 và gạo lúa tôm. Từ “Mỹ nhân” còn có hàm ý khoe khéo về loại gạo ngon, gạo đẹp, gạo chất lượng cao đã 2 lần vinh danh giải thưởng quốc tế về gạo vào năm 2019 và 2023”, bà Linh kể về sự ra đời của một thương hiệu nông sản khá lạ.
 
 
Thương hiệu “Mỹ nhân làng gạo” được phát triển với 2 dòng sản phẩm gồm gạo ST25 và gạo lúa tôm Ảnh: Nhân vật cung cấp
 
Hòa theo xu hướng phát triển kinh tế xanh, bền vững trên thế giới, trong canh tác lúa, APG ECO tối ưu kỹ thuật để giảm thất thoát sau thu hoạch; lựa chọn kỹ lưỡng giống lúa và phân bón có chứng chỉ. Cùng với đó, doanh nghiệp Việt còn đang triển khai chương trình đồng hành cùng khách hàng tái sử dụng bao bì gạo để phát triển sản phẩm mới như túi đi chợ, túi xách…, nhằm góp phần hạn chế rác thải, tạo thêm công ăn việc làm cho một số dự án từ thiện. 
 
Không chỉ dừng ở mức chinh phục thị trường nội địa, ngay từ khi thành lập APG ECO, nữ chủ tịch 8x đã ấp ủ khát khao đưa gạo Việt vươn xa trên thị trường quốc tế.
 
“Gạo Việt Nam nói riêng và nông sản Việt nói chung luôn được khách hàng quốc tế quan tâm và yêu thích do thổ nhưỡng ưu ái cho nhiều dòng sản phẩm chất lượng cao. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, chúng ta khó cạnh tranh với thị trường Trung Quốc về sản phẩm gia dụng, nhưng với nông sản Việt, chúng ta có thể tự tin bước ra thế giới và khẳng định vị thế nông sản Việt Nam chất lượng cao”, bà Linh nhận định.
 
Hiện tại, thương hiệu “Mỹ nhân làng gạo” đã hiện diện tại các siêu thị người Việt ở Đức, Pháp, Hà Lan, Ba Lan…
 
Doanh nghiệp phân phối gạo Việt đang tăng tốc chuẩn bị nhiều đơn hàng cho các siêu thị châu Âu; đồng thời hợp tác đồng hành sản phẩm cùng với một số sàn thương mại điện tử.
 
Ngoài ra, APG ECO đang xây dựng một app (ứng dụng) mua hàng trực tuyến (App APG ECO) để đem lại thêm trải nghiệm mới cho khách hàng trên toàn cầu.
 
Chia sẻ định hướng chinh phục thị trường quốc tế trong thời gian tới, Chủ tịch APG ECO cho hay: “Với slogan “Ăn sạch – Sống xanh – Trọn an lành”, APG ECO hướng tới sứ mệnh trở thành một trong những sự lựa chọn hàng đầu của khách hàng mua gạo. Chúng tôi sẽ mở rộng danh mục sản phẩm phù hợp với các thị trường mới, duy trì chất lượng để phát triển trên thị trường quốc tế. Và hơn thế nữa, chúng tôi mong muốn gạo thương hiệu Việt sẽ như như một sợi dây tinh thần kết nối người Việt ở khắp năm châu với cội nguồn văn hóa dân tộc”.
 
“Làm đại lý phân phối gạo, tìm được nhà cung cấp gạo tốt là điều tôi luôn trăn trở, đặc biệt là với dòng gạo ST25, khi trên thị trường bây giờ, hàng giả, hàng nhái rất nhiều. Tôi đã lấy thử gạo của APG ECO để bán, lúc nào cũng là hàng có date mới nhất. Đây là gạo an toàn, có dán tiêu chuẩn trên bao gạo, khách hàng của tôi rất thích vì vừa được ăn gạo ngon mà giá cả bình ổn”, chủ một đại lý gạo ở Tân Bình (TP.HCM) cho biết.
 
“Nhà mình trước giờ đều ăn toàn gạo ST25. Gần đây, mua phải gạo dở ở những cửa hàng gần nhà nhưng cũng ngại càm ràm, không biết khiếu nại ai. Hôm bữa có thấy nhà APG ECO livestream trên nền tảng Tiktok, mình ấn tượng nhất là bao bì màu cam bắt mắt, nên đặt thử về ăn. Mở túi gạo ra đã thấy thơm, hạt không bị gãy vụn. Nấu lên dẻo thơm, ráo cơm, để nguội vẫn không bị cứng. Mình lại check được mã QR trên bao bì nên biết được gạo có nguồn gốc xuất xứ từ đâu. Gia đình mình ai cũng thích”, chị Hằng, một khách mua hàng trên kênh Tiktok chia sẻ.