• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.265,05 +5,42/+0,43%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:02 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.265,05   +5,42/+0,43%  |   HNX-INDEX   223,01   +0,34/+0,15%  |   UPCOM-INDEX   94,30   +0,42/+0,45%  |   VN30   1.337,59   +5,05/+0,38%  |   HNX30   463,85   -0,44/-0,09%
24 Tháng Giêng 2025 7:57:08 CH - Mở cửa
Việt Nam chiếm lĩnh thị trường cá phi lê đông lạnh, cá chế biến Singapore
Nguồn tin: Báo Nông nghiệp Việt Nam | 24/01/2025 3:30:00 CH
Việt Nam vượt qua Nhật Bản để đứng ở vị trí thứ 5 trong số những thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất vào Singapore nhờ cá phi lê đông lạnh, cá chế biến.
 
 
Theo Thương vụ Việt Nam tại Singapore, trong 15 nước xuất khẩu thủy sản hàng đầu vào thị trường Singapore năm 2024, Malaysia tiếp tục là nước dẫn đầu, tiếp theo là Indonesia ở vị trí thứ 2, Na Uy xếp thứ 3, Trung Quốc xếp thứ 4, và Việt Nam lần đầu tiên vượt qua Nhật Bản duy trì vị trí thứ 5 trong 12 tháng liên tiếp.
 
Năm 2024, Singapore đã nhập khẩu thủy sản từ gần 100 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng kim ngạch khoảng 1,17 tỷ SGD, giảm 2,58% so với cùng kỳ năm 2023. Thị phần thủy sản của thị trường Singapore nhìn chung vẫn được chia đều cho các đối tác do mỗi nước đều có những thế mạnh xuất khẩu riêng. Trong đó, 6 quốc gia có thị phần lớn nhất chiếm từ 9-13%, gồm: Malaysia (13%), Indonesia (11%), Na Uy (10%), Trung Quốc (10%), Việt Nam (10%) và Nhật Bản (9%).
 
Mỗi quốc gia có thế mạnh riêng và chi phối từng phân khúc khác nhau tại thị trường Singapore. Cụ thể, Malaysia có thế mạnh về các mặt hàng cá tươi sống và tôm, cua, thủy sản giáp xác với thị phần ở 2 phân khúc này lần lượt là 32% và 19%. Na Uy và Tây Ban Nha có thế mạnh về sản phẩm cá tươi ướp lạnh và cá đông lạnh. Việt Nam chiếm lĩnh thị trường thủy sản Singapore bằng các sản phẩm cá phi lê đông lạnh (chiếm 30%) và cá chế biến (chiếm 19%). Trung Quốc có lợi thế đối với các sản phẩm thủy sản thân mềm (chiếm 27% thị phần) và Nhật Bản có lợi thế về các loại thủy sản thủy sinh (chiếm 40% thị phần).
 
Kim ngạch thủy sản Việt Nam nhập khẩu vào thị trường Singapore trong năm 2024 tăng 4,99%, đạt gần 113 triệu SGD. Kim ngạch thủy sản Việt Nam nhập khẩu vào Singapore tăng trưởng tốt ở nhóm thủy sản thân mềm (tăng 118%), nhưng sụt giảm mạnh ở 3 nhóm hàng là nhóm cá tươi ướp lạnh (giảm 49%), nhóm cá đông lạnh (giảm 30%), nhóm thủy sản thủy sinh (giảm 32%).
 
Theo ông Cao Xuân Thắng, Tham tán Thương mại, Trưởng Thương vụ Việt Nam tại Singapore, năm 2024 là dấu mốc lần đầu tiên thủy sản Việt Nam duy trì vị trí số 5 liên tiếp trong cả 12 tháng. Tuy nhiên, để có thể tăng thị phần bền vững, nâng cao thứ hạng cũng như giá trị xuất khẩu thủy sản sang Singapore, Việt Nam cần tiếp tục nâng cao hơn nữa chất lượng các mặt hàng thủy sản, mặc dù hiện nay chưa có vụ việc nào liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm được thông báo cho Thương vụ.