• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.227,23 -0,56/-0,05%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 11:50:00 SA

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.227,23   -0,56/-0,05%  |   HNX-INDEX   210,34   +0,10/+0,05%  |   UPCOM-INDEX   91,02   -0,01/-0,01%  |   VN30   1.312,55   +1,79/+0,14%  |   HNX30   413,25   +0,67/+0,16%
16 Tháng Tư 2025 11:50:21 SA - Mở cửa
Những địa phương có quy mô kinh tế lớn nhất cả nước sau sáp nhập
Nguồn tin: Vietnam+ | 15/04/2025 4:03:25 CH

 Sau khi Nghị quyết 60-NQ/TW được ban hành nhằm sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp tỉnh, bản đồ hành chính Việt Nam dự kiến sẽ có nhiều thay đổi mang tính chiến lược.

Những địa phương có quy mô kinh tế lớn nhất cả nước sau sáp nhập. Ảnh: Thanh Vũ/TTXVN

Không chỉ tinh gọn bộ máy, việc sáp nhập còn tạo điều kiện hình thành các địa phương có quy mô kinh tế vượt trội, mở ra tiềm năng phát triển lớn cho từng vùng, từng lĩnh vực.

Theo số liệu của Cục Thống kê năm 2023 và các kịch bản sáp nhập phổ biến, những địa phương sau đây có quy mô kinh tế lớn nhất cả nước nếu sáp nhập được thực hiện theo hướng dẫn của Nghị quyết 60.

Dẫn đầu danh sách là Thành phố Hồ Chí Minh trong phương án sáp nhập với hai địa phương lân cận là Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu. Đây được xem là “siêu đô thị vùng” với tổng GRDP ước tính lên đến khoảng 1,6 triệu tỷ đồng (tương đương gần 68 tỷ USD), chiếm gần 24% tổng GDP cả nước.

Sự kết hợp giữa trung tâm tài chính – dịch vụ (Thành phố Hồ Chí Minh), công nghiệp công nghệ cao (Bình Dương) và cảng biển – năng lượng (Bà Rịa – Vũng Tàu) giúp hình thành một cực tăng trưởng toàn diện cả về chiều rộng lẫn chiều sâu.

Đồng thời, đây cũng là vùng có hạ tầng giao thông và logistics phát triển mạnh mẽ bậc nhất Việt Nam, đóng vai trò đầu tàu trong kết nối quốc tế.

GRDP (tổng sản phẩm trên địa bàn) của Thành phố Hồ Chí Minh sau sáp nhập gần gấp đôi thủ đô Hà Nội. Thủ đô của cả nước đứng thứ hai sau Tp. Hồ Chí Minh. 

Hải Phòng sau khi sáp nhập với Hải Dương cũng sẽ vươn lên thành địa phương có tổng sản phẩm GRDP khoảng 660.000 tỷ đồng. Đây là vùng động lực phía Đông Bắc, nơi tập trung mạnh vào sản xuất chế tạo, cảng biển và dịch vụ hậu cần. Với vị trí chiến lược và hệ thống cảng biển hiện đại, Hải Phòng – Hải Dương có thể trở thành một trong những điểm trung chuyển xuất khẩu lớn nhất cả nước.

Tổ hợp Bắc Ninh – Bắc Giang cũng gây ấn tượng khi đạt quy mô GRDP khoảng 440.000 tỷ đồng, phần lớn đến từ ngành công nghiệp điện tử và công nghệ cao. Đây là trung tâm sản xuất của nhiều tập đoàn đa quốc gia như Samsung, Foxconn và các chuỗi cung ứng phụ trợ. Khi kết hợp, khu vực này sẽ trở thành vùng công nghiệp công nghệ cao quy mô lớn nhất miền Bắc, đóng vai trò chủ lực trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Đồng Nai và Bình Phước – hai tỉnh có diện tích lớn và năng lực sản xuất công nghiệp mạnh. Không chỉ mạnh về công nghiệp, khu vực này còn có lợi thế lớn về đất đai, là điểm đến tiềm năng cho dịch chuyển đầu tư từ Thành phố Hồ Chí Minh và khu vực nội đô ra vùng ven.

Một trường hợp đáng chú ý khác là Quảng Ninh kết hợp với Thái Bình. Đây sẽ là vùng duyên hải có tiềm năng phát triển công nghiệp năng lượng, dịch vụ cảng biển và du lịch biển. Tổng GRDP sau sáp nhập của hai địa phương này ước tính vượt mốc 400.000 tỷ đồng, nằm trong nhóm dẫn đầu toàn quốc.

Lâm Đồng kết hợp với Đắk Nông và Bình Thuận sẽ tạo ra một vùng kinh tế hỗn hợp độc đáo, bao gồm nông nghiệp công nghệ cao trên cao nguyên, du lịch biển và phát triển năng lượng tái tạo.

Cuối cùng là tổ hợp Tây Ninh – Long An với GRDP hơn 312.000 tỷ đồng. Cửa ngõ phía Tây Nam của TP.HCM này đang nổi lên với thế mạnh về nông nghiệp công nghệ cao, công nghiệp nhẹ và logistics biên giới. Nếu được sáp nhập, khu vực này sẽ đóng vai trò quan trọng trong hành lang kinh tế phía Tây Nam, hỗ trợ chiến lược giãn dân và phân bố lại sản xuất từ đô thị trung tâm.

Có thể thấy, việc tái cấu trúc địa giới hành chính cấp tỉnh theo Nghị quyết 60 không chỉ giúp tối ưu bộ máy, mà còn góp phần tạo nên những “siêu địa phương” – với quy mô kinh tế lớn, năng lực quản trị mạnh và khả năng cạnh tranh vượt trội. Đây là bước đi quan trọng để Việt Nam tiến tới phát triển vùng bền vững, khai thác tốt hơn tiềm năng tài nguyên – con người và cơ sở hạ tầng từng địa phương.

Đồng thời, những “đầu tàu mới” này sẽ giúp phân bổ lại dòng vốn, lực lượng lao động và hệ sinh thái công – tư trên phạm vi cả nước trong giai đoạn phát triển tiếp theo.

An Ngọc-Link gốc