• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.229,23 +5,88/+0,48%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:10:00 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.229,23   +5,88/+0,48%  |   HNX-INDEX   211,72   +0,65/+0,31%  |   UPCOM-INDEX   92,27   +0,44/+0,48%  |   VN30   1.317,18   +5,52/+0,42%  |   HNX30   413,40   -1,57/-0,38%
26 Tháng Tư 2025 1:18:01 SA - Mở cửa
PLX: Petrolimex sẽ chuyển dịch năng lượng theo thực tiễn
Nguồn tin: Vietnam+ | 25/04/2025 4:17:56 CH

 Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 của Petrolimex sáng 25/4, Chủ tịch Petrolimex Phạm Văn Thanh cho biết Petrolimex sẽ chuyển dịch năng lượng theo thực tiễn.

Chủ tịch Petrolimex Phạm Văn Thanh phát biểu tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 của Petrolimex. Ảnh: A.N/BNEWS

Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) sẽ thực hiện chuyển dịch năng lượng theo diễn biến thực tế trên toàn cầu và tại Việt Nam để vừa đáp ứng yêu cầu đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và phù hợp với lộ trình thực hiện cam kết đưa phát thải ròng về 0 vào năm 2050 của Việt Nam. Đây là khẳng định của Chủ tịch Petrolimex Phạm Văn Thanh tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 của Petrolimex sáng 25/4.

Cổ đông Nguyễn Hà Cương đặt câu hỏi với lãnh đạo Petrolimex tại Đại hội. Ảnh: Anh Nguyễn/BNEWS

Trả lời câu hỏi của cổ đông Nguyễn Hà Cương về tương lai của doanh nghiệp xăng dầu trong hệ sinh thái năng lượng Việt Nam cũng như kế hoạch chuyển dịch của Petrolimex, Chủ tịch Petrolimex Phạm Văn Thanh cho biết, về mặt dài hạn, xăng dầu có thể không còn là trung tâm của hệ sinh thái năng lượng toàn cầu khi hơn 140 quốc gia đã cam kết đạt phát thải ròng bằng 0 (Net Zero), trong đó Việt Nam cam kết đạt Net Zero vào năm 2050.

Chủ tịch Petrolimex Phạm Văn Thanh trả lời câu hỏi của cổ đông tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 của Petrolimex. Ảnh: A.N/BNEWS

Tuy nhiên, trong vòng 10-15 năm tới, xăng dầu vẫn sẽ tiếp tục đóng vai trò trụ cột của nền kinh tế Việt Nam, nhất là trong lĩnh vực vận tải đường bộ, hàng hải, hàng không và sản xuất công nghiệp.
Đến năm 2030, theo Quy hoạch điện VIII và Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia, tỷ trọng năng lượng hóa thạch (trong đó có xăng dầu) vẫn chiếm khoảng 60% tổng tiêu thụ năng lượng sơ cấp của Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam có khoảng 80,5 triệu phương tiện cơ giới, trong đó xe điện mới chiếm khoảng 1,5–2%, phần lớn phương tiện còn lại vẫn phụ thuộc vào xăng, dầu. Ngay cả với tốc độ tăng trưởng xe điện ở mức cao giả định 30%/năm thì đến năm 2030, Việt Nam vẫn có thể hàng chục triệu phương tiện chạy bằng xăng, dầu. Theo đánh giá của Petrolimex dựa các dữ liệu thực tế, báo cáo phân tích và các mô hình giả định, tỷ trọng sử dụng nhiên liệu hóa thạch chỉ bắt đầu giảm mạnh từ sau năm 2035.
Vì vậy, với vai trò doanh nghiệp chủ lực và trọng yếu trong hệ sinh thái năng lượng của Việt Nam, giữ vai trò đảm bảo an ninh năng lượng cho quốc gia, Petrolimex sẽ tính toán “đi nhanh hay chậm” trong chuyển dịch năng lượng tuỳ theo tình hình thực tiễn. Việc tính toán thận trọng này của Petrolimex là cần thiết bởi trên thực tế, ngay cả một tập đoàn dầu khí lớn như BP của Anh cũng gặp khó khăn khi vội vã xây dựng chiến lược chuyển dịch năng lượng trong bối cảnh nhiều nước lớn trên thế giới đã có sự thay đổi quan điểm về chuyển dịch năng lượng nhằm đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, Chủ tịch Petrolimex Phạm Văn Thanh cho biết.
Hiện Petrolimex đang cung cấp các sản phẩm nhiên liệu chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn Euro5 như xăng RON 95 và dầu Diesel – đây là mức tiêu chuẩn cao nhất trên thị trường Việt Nam hiện nay. Trong thời gian qua, Petrolimex đã tổ chức, triển khai rất nhiều chương trình để hướng tới việc chuyển dịch năng lượng theo lộ trình như: Thành lập Ban chỉ đạo và Ban triển khai chương trình hành động về Net-zero; lắp đặt điện mặt trời mái nhà tại văn phòng và cửa hàng xăng dầu ở một số khu vực; ký hợp tác với các tổ chức quốc tế như NIC, GEAPP, ADB và hoàn thiện Báo cáo Chuyển dịch Năng lượng của Petrolimex. Tập đoàn cũng thực hiện kiểm kê khí nhà kính toàn Tập đoàn từ năm 2023 và xây dựng lộ trình trung hòa carbon phạm vi 1, 2 để công bố trong năm 2025; tham gia thí điểm dự án tạo tín chỉ carbon và dự án cấp phát bình lọc nước cho vùng sâu, vùng xa….

Toàn cảnh Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 của Petrolimex ngày 25/4. Ảnh: A.N/BNEWS

Được biết, để thích ứng với xu hướng chuyển dịch năng lượng, chiến lược phát triển mà Petrolimex hướng tới trong giai đoạn 10 năm tiếp theo dự kiến dựa trên 3 trụ cột chính. Với trụ cột thứ nhất-mô hình kinh doanh mới, Petrolimex sẽ  chuyển dịch từ kinh doanh xăng dầu sang nền tảng năng lượng đa giá trị; mở rộng từ xăng dầu sang năng lượng xanh, sạch, dịch vụ năng lượng tích hợp. Bên cạnh đó, Petrolimex tiếp tục triển khai hệ thống cửa hàng xăng dầu tích hợp vừa bán xăng dầu, vừa sạc xe điện, đổi pin, sạc pin năng lượng mặt trời và các dịch vụ tiện ích khác. Ngoài ra, Petrolimex sẽ nghiên cứu đầu tư chiến lược vào các mảng mới như logistics năng lượng sạch, nhiên liệu sạch hydrogen, thị trường carbon, và dữ liệu năng lượng tiêu dung. Tập đoàn cũng có thể thành lập công ty con trong hệ sinh thái chuyên đầu tư vào công ty khởi nghiệp năng lượng – công nghệ – dịch vụ số.
Với trụ cột thứ hai-mô hình tổ chức mới, Petrolimex sẽ triển khai mô hình 3T (tinh gọn-thực tế-thích ứng). Theo đó, Tập đoàn sẽ thực hiện tái cấu trúc lại hệ thống tổ chức theo mô hình tinh gọn, hiệu quả hơn; đáp ứng những yêu cầu đặt ra và phù hợp bối cảnh thực tế; đồng thời có tính cơ động và thích ứng linh hoạt với những thay đổi.  Cùng đó, Petrolimex sẽ định vị lại theo hướng mô hình tổ chức “3 tuyến”. Tuyến thứ nhất là kinh doanh cốt lõi (nền tảng), trong đó duy trì hệ thống vận hành truyền thống (kho, cảng, hệ thống phân phối) theo hướng tinh gọn, số hóa sâu, tối ưu hiệu suất.
Tuyến thứ hai là kinh doanh phụ trợ (hỗ trợ), trong đó Petrolimex tái cấu trúc và tạo điều kiện để khối các công ty trong hệ sinh thái Petrolimex hoạt động trong các lĩnh vực chuyên biệt có vai trò phụ trợ cho ngành nghề kinh doanh chính hoạt động trở nên hiệu quả, chuyên nghiệp hơn, mang lại lợi ích tối ưu cho Tập đoàn. Tuyến thứ ba là kinh doanh mở rộng (đổi mới), trong đó trên tinh thần đổi mới, sáng tạo, Petrolimex thành lập các đơn vị chuyên biệt với cơ chế vận hành linh hoạt, tập trung vào đổi mới, phát triển sản phẩm, đầu tư lĩnh vực mới liên quan đến năng lượng, liên kết đa ngành.
Với trụ cột thứ ba-công nghệ và dữ liệu, Petrolimex sẽ thực hiện trí tuệ hoá quản trị, nền tảng hoá dữ liệu và số hoá vận hành. Theo đó Petrolimex ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI và dữ liệu lớn Big Data trong vận hành nhằm phân tích dự báo nhu cầu, tối ưu tồn kho, chuỗi cung ứng, xác định giá bán linh hoạt theo khu vực; tự động hoá xử lý giao dịch tại cửa hàng, logistics, hóa đơn, kiểm soát chất lượng. Mục tiêu đặt ra là đến năm 2028, AI được ứng dụng trong phần lớn các khâu ra quyết định chính; và đến năm 2030 thì tỷ lệ này là 100%.
Petrolimex cũng tập trung khai thác dữ liệu khách hàng; xây dựng hệ thống quản lý quan hệ khách hàng CRM - năng lượng – tích hợp dữ liệu giao dịch, hành vi, vị trí, phương tiện; ra mắt nền tảng phân tích tiêu dùng năng lượng quốc gia  phục vụ hoạch định thị trường, marketing, chính sách công. Ngoài ra, tập đoàn tập trung phát triển nền tảng số Petrolimex+, trong đó xây dựng app di động thống nhất cho người tiêu dung trong thanh toán, định vị, đăng ký bảo trì, đặt lịch sạc; Hệ thống dashboard số (bảng điều khiển trực quan, giúp tổng hợp và trình bày dữ liệu dưới dạng biểu đồ, bảng hoặc chỉ số) giúp lãnh đạo doanh nghiệp theo dõi theo thời gian thực hiệu suất, tồn kho, doanh số, xu hướng thị trường.

Anh Nguyễn-Link gốc

Cổ phiếu liên quan