• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.271,27 +6,37/+0,50%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:04:59 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.271,27   +6,37/+0,50%  |   HNX-INDEX   233,77   +0,82/+0,35%  |   UPCOM-INDEX   93,63   +0,16/+0,17%  |   VN30   1.318,41   +7,47/+0,57%  |   HNX30   509,85   +3,34/+0,66%
20 Tháng Chín 2024 12:07:34 SA - Mở cửa
Chi tiết báo cáo
Tiêu đề: BÁO CÁO KINH TẾ VĨ MÔ VIỆT NAM QÚY 1 - 2019
Loại báo cáo: Kinh tế vĩ mô
Nguồn: Vietnam Centre For Economic And Policy Research
Chi tiết:
Ngày: 13/04/2019 Số trang: 34 Ngôn ngữ: Tiếng Việt Dạng tệp: Quy mô: 3.325 Kb
Báo cáo này hữu ích?
 (Có 0 bình chọn. Bạn phải đăng nhập để bình chọn.)
 
Tóm tắt:

TÓM TẮT

 Kinh tế thế giới tiếp tục đối mặt với nhiều nguy cơ bất ổn trong năm 2019. Các tổ chức quốc tế liên tục điều chỉnh dự báo của mình theo chiều hướng kém tích cực, IMF dự báo mức tăng trưởng chỉ đạt khoảng 3,3% cho 2019. Giá dầu đang có xu hướng đi lên nhưng khó dự đoán do những quyết định trái chiều của OPEC và Mỹ.

 Những quan ngại về kinh tế Trung Quốc ngày một cao khi tăng trưởng công nghiệp và đầu tư tư nhân dự kiến tiếp tục sụt giảm. Chỉ số PMI của Trung Quốc tiếp tục giảm xuống dưới mốc 50 trong ba tháng liên tiếp. Ngân hàng Trung ương Trung Quốc tiếp tục thực hiện nới lỏng tiền tệ để kích thích kinh tế trong nước.

 Bên cạnh đó, các quốc gia như Mỹ và châu Âu tạm dừng tiến trình “bình thường hóa” tiền tệ trong năm 2019 do lo lắng về tăng trưởng của kinh tế. Trong khi đó, chính phủ Nhật Bản đang cố gắng tạo một loạt các điều kiện thuận lợi để thu hút lao động nước ngoài nhằm giải quyết tình trạng thiếu hụt lao động nghiêm trọng.

 Kinh tế Việt Nam tăng trưởng ở mức 6,79% (yoy) trong Quý 1/2019, thấp hơn so với con số kỷ lục của năm 2018 (7,45%) nhưng vẫn cao hơn nhiều so với các năm trước đó. Tăng trưởng của các khu vực nông, lâm, ngư nghiệp, công nghiệp, xây dựng và dịch vụ mặc dù thấp hơn so với cùng kỳ năm trước nhưng vẫn đang ở mức khá. FDI tiếp tục là khu vực đóng góp chính vào tăng trưởng thông qua xuất khẩu. Khu vực này xuất khẩu khoảng 41,46 tỷ USD trong Quý .

 Về tình hình các doanh nghiệp, trong khi số doanh nghiệp thành lập mới và số việc làm tạo mới không tăng nhiều so với Quý 4/2018, số tạm ngừng hoạt động trong Quý lại cao bất thường nhất là trong tháng Một với 23.082 doanh nghiệp, cao nhất trong mười năm trở lại đây.

 Lạm phát bình quân Quý 1/2019 tăng 2,63% chủ yếu do sự gia tăng của giá năng lượng. Trong bối cảnh giá hàng hóa thế giới lên xuống thất thường, cùng với việc áp kịch trần thuế bảo vệ môi trường lên xăng dầu từ 01/01/2019, NHNN vẫn cần theo dõi rủi ro lạm phát trong thời gian tới để có những biện pháp ứng phó phù hợp.

 Thanh khoản hệ thống tiền tệ trước Tết có phần eo hẹp do nhu cầu thanh toán tăng cao. Lãi suất liên ngân hàng vì thế tăng rất mạnh, trước khi giảm dần sau Tết Nguyên đán nhưng vẫn đang ở mức cao hơn so với cùng kỳ năm trước. Tính đến ngày 20/03, tổng phương tiện thanh toán tăng 2,54%(yoy), tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế đạt 1,9% (yoy).

 Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung cũng hứa hẹn những cơ hội tích cực nếu như Việt Nam có thể nắm bắt. Về tác động lâu dài khi chuỗi cung ứng sản xuất dịch chuyển từ Trung Quốc tới các nước láng giềng, Việt Nam cần cải thiện môi trường thể chế, kinh doanh và chất lượng lao động để đón đầu cơ hội này. Thách thức cho Việt Nam cũng không nhỏ khi cơ sở hạ tầng chưa sẵn sàng tiếp nhận làn sóng chuyển dịch sản xuất, cũng như bất lợi khi không có lợi thế quy mô như Trung Quốc hay Ấn Độ.