Nhìn lại diễn biến tuần qua
• Bối cảnh toàn cầu:Trung Quốc: Các chính sách kích cầu của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) vẫn chưa tạo ra cú hích đáng kể đối với hoạt động tiêu dùng trong khi các chính sách tài khóa chưa thể thỏa mãn giới đầu tư khi chưa có con số cụ thể.
• Trong nước: o Tỷ giá USD/VND: Tính đến ngày 11/10, tỷ giá bán tại Vietcombank ghi nhận 25.000, tương ứng với mất giá tính từ đầu năm khoảng 2,38%. Tại đây, đà tăng của tỷ giá trong ngắn hạn phản ánh động thái tái cân bằng lại kỳ vọng của nhà đầu tư khi trước đó đã kỳ vọng lộ trình hạ lãi suất mạnh mẽ đến từ Fed với các đợt cắt lãi suất quy mô lớn và liên tục. o Trái phiếu chính phủ: Kho bạc Nhà nước đã huy động thành công 8.179 tỷ đồng thông qua kênh phát hành trái phiếu chính phủ (tương ứng với 58% tổng giá trị gọi thầu) với tỷ lệ đặt thầu/gọi thầu (bid-to-cover) đạt 1,09x.
• Thị trường chứng khoán Việt Nam: o VN-Index tăng gần 18 điểm và đóng cửa tại 1.288,39 (+1,4% WoW) sau khi giảm hơn 20 điểm ở tuần trước đó. o Ngân hàng và Bất động sản là hai nhóm có tác động tăng điểm lớn nhất đối với VN-Index với sắc xanh lan tỏa đến gần 70% số cổ phiếu niêm yết tại sàn HOSE. o Giá trị giao dịch khớp lệnh bình quân mỗi phiên đạt gần 14 nghìn tỷ đồng (-16% WoW). o Diễn biến giao dịch của nhà đầu tư cá nhân trong nước phân hóa mạnh khi ghi nhận mức bán ròng chỉ 10 tỷ đồng. o Triển vọng: Trong ngắn hạn, VN-Index có khả năng sẽ một lần nữa nỗ lực chinh phục vùng cản 1.300 điểm. Tuy nhiên, đà tăng ở tuần sau sẽ khó có thể duy trì trên diện rộng khi áp lực chốt lời vẫn đang hiện hữu tại một số cổ phiếu vốn hóa lớn thuộc nhóm Ngân hàng cùng với một số cổ phiếu nổi bật như FPT.
Thông tin cần theo dõi trong tuần tới
• ECB dự kiến sẽ tiếp tục hạ lãi suất thêm 25 điểm cơ bản
• 11 bài phát biểu khác nhau đến từ các quan chức của Fed
• Hàng loạt chỉ số kinh tế được công bố đến từ Trung Quốc
|