Tóm tắt:
|
Thị trường chứng khoán toàn cầu tiếp tục trải qua những biến động mạnh khi các yếu tố vĩ mô và chính sách tiếp tục chi phối tâm lý nhà đầu tư.
Nếu như tháng đầu năm 2025 chứng kiến sự phân hóa rõ rệt giữa các thị trường thì tháng vừa qua, xu hướng điều chỉnh đã xuất hiện ở nhiều khu vực, đặc biệt tại Mỹ và châu Á.
Tại Mỹ, S&P 500 và Dow Jones chịu áp lực bán mạnh khi chính sách thuế quan mới của Tổng thống Donald Trump bắt đầu tác động rõ rệt lên thị trường. Việc Mỹ áp thuế cao đối với Trung Quốc, Canada và Mexico gây lo ngại về lạm phát, làm dấy lên khả năng Fed sẽ phải duy trì lãi suất cao lâu hơn. S&P 500 giảm 4,30% trong tháng qua, Dow Jones giảm 4,57%. Trái ngược, Châu Âu (Euro Stoxx 50) lại ghi nhận mức tăng mạnh 5,08% nhờ các tín hiệu phục hồi kinh tế, kỳ vọng Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) bắt đầu nới lỏng chính sách tiền tệ đã giúp thị trường duy trì đà tăng.
Khu vực châu Á cũng có sự phân hóa mạnh mẽ. HANG SENG tiếp tục dẫn đầu đà phục hồi với mức tăng 10,35% trong tháng, phản ánh dòng vốn nước ngoài đổ vào thị trường khi Trung Quốc đưa ra loạt chính sách hỗ trợ kinh tế. Ở chiều ngược lại, NIKKEI 225 giảm 3,78%, khi đồng Yên yếu tiếp tục gây áp lực lên lợi nhuận doanh nghiệp Nhật Bản. KOSPI của Hàn Quốc quay đầu giảm mạnh trong tuần qua (-3,85%) do lo ngại ngành bán dẫn và xuất khẩu gặp khó khăn.
Các thị trường Đông Nam Á vẫn đối mặt với nhiều thách thức. Đặc biệt làSET Thái Lan tiếp tục giảm mạnh 9,48% trong tháng qua, Sensex – India cũng giảm 7,12% đều phản ánh lo ngại về chính trị và triển vọng tăng trưởng kinh tế yếu. VNINDEX là một trong số ít thị trường tích cực với mức tăng 3,73% trong tháng, nhờ kỳ vọng nâng hạng thị trường và kỳ vọng chính sách thúc đẩy kinh tếtăng trưởng mới
|