Tóm tắt:
|
1. Bối cảnh vĩ mô • Trung Quốc, quốc gia kiểm soát phần lớn chuỗi cung ứng đất hiếm toàn cầu, đã có động thái siết chặt xuất khẩu một số nguyên tố đất hiếm chiến lược (scandium, dysprosium, gadolinium, terbium...) vào tháng 4/2025. • Động thái này làm gia tăng áp lực cung ứng đất hiếm toàn cầu, đặc biệt với Mỹ và các nước phương Tây – nơi có nhu cầu cao nhưng khả năng tự chủ sản xuất thấp.
2. Định vị Việt Nam trong bối cảnh đó • Việt Nam được đánh giá có tiềm năng thay thế một phần nguồn cung từ Trung Quốc, nhờ: o Trữ lượng đất hiếm lớn thứ 2 thế giới (về trữ lượng thực tế). o Các mỏ chủ lực như Đông Pao (Lai Châu), Nam – Bắc Nậm Xe, Mường Hum (Lào Cai)... đang trong quy hoạch khai thác giai đoạn 2025–2030. • Nhiều tập đoàn công nghệ từ Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản... đã có kế hoạch tăng cường hợp tác về thăm dò, khai thác, chế biến đất hiếm tại Việt Nam.
3. Tác động đến thị trường chứng khoán và cơ hội đầu tư. Trong ngắn hạn, tác động tích cực đến giá cổ phiếu chưa rõ rệt do quy trình triển khai dự án thường kéo dài. Tuy nhiên, trong dài hạn, đây là cơ hội lớn cho các cổ phiếu ngành Khoáng sản và Công nghệ. Cụ thể: • Cổ phiếu ngành Khoáng sản (KSV) có thể hưởng lợi trực tiếp nếu các dự án đất hiếm được cấp phép triển khai. • Cổ phiếu ngành Công nghệ (FPT) có thể hưởng lợi gián tiếp và dài hạn nhờ phát triển công nghiệp công nghệ cao sử dụng đất hiếm.
4. Khuyến nghị • Nhà đầu tư nên tiếp cận lĩnh vực đất hiếm với chiến lược dài hạn, tập trung vào các cơ hội từ chính sách và hợp tác quốc tế tại Việt Nam. Theo dõi sát các diễn biến chính sách, đa dạng hóa danh mục, và ưu tiên các công ty hoặc dự án có tiềm năng tăng trưởng bền vững.
|