Mã chứng khoán:
|
VIB
|
Loại sự kiện:
|
Cổ tức bằng cổ phiếu
|
Ngày chốt:
|
22/08/2024
|
Ngày đăng ký:
|
23/08/2024
|
Ngày thực thi:
|
23/11/2024
|
Chi tiết
Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh thông báo ngày ĐKCC nhận cổ phiếu thưởng từ nguồn vốn chủ sở hữu để tăng vốn điều lệ của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc tế Việt Nam (mã CK:VIB) như sau:
Tên chứng khoán: Cổ phiếu Ngân hàng Thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam
Mã chứng khoán: VIB
Mệnh giá: 10.000 đồng
Sàn giao dịch: HOSE
Loại chứng khoán: Cổ phiếu phổ thông
Ngày đăng ký cuối cùng: 23/08/2024
Ngày giao dịch không hưởng quyền: 22/08/2024
Lý do mục đích:
Chốt danh sách cổ đông được hưởng quyền nhận cổ phiếu thưởng từ nguồn vốn chủ sở hữu để tăng vốn điều lệ thêm 4.312.572.810.000 đồng
- Tỷ lệ thực hiện: 17%/cổ phiếu (Cổ đông sở hữu 100 cổ phần hiện hữu sẽ được nhận thêm 17 cổ phần mới) trên cơ sở tổng số cổ phiếu quỹ là 0 cổ phiếu và số cổ phiếu đang lưu hành (được hưởng quyền) là 2.536.807.534 phiếu.
- Phương án làm tròn, phương án xử lý cổ phiếu lẻ (nếu có):
+ Nguyên tắc làm tròn và xử lý một số trường hợp đặc biệt phát sinh khi chia cổ phiếu thưởng:
· Nguyên tắc làm tròn: Để xác định số cổ phần phân bổ cho cổ đông hiện hữu, cổ phần sẽ được làm tròn xuống đến hàng đơn vị, tức là phần cổ phần lẻ dưới 1 sẽ được làm tròn xuống bằng 0, và được xử lý theo quy định tại mục “Nguyên tắc xử lý số cổ phần lẻ phát sinh, cổ phần chưa phân phối hết”.
Ví dụ: Cổ đông Nguyễn Văn A sở hữu 82 cổ phiếu, cổ đông A sẽ được nhận cổ phiếu phát hành thêm được tính như sau: 82 x 0,17 = 13,94. Như vậy cổ đông Nguyễn Văn A nhận được 13 cổ phiếu mới (cổ phiếu lẻ 0,94 sẽ được xử lý theo quy định tại mục “Nguyên tắc xử lý số cổ phần lẻ phát sinh, cổ phần chưa phân phối hết”).
· Nguyên tắc đảm bảo tỷ lệ sở hữu cổ phần tối đa theo quy định của pháp luật: VIB phải đảm bảo các cổ đông hiện hữu không vượt tỷ lệ sở hữu cổ phần tối đa theo quy định pháp luật sau khi VIB thực hiện chia cổ phiếu thưởng để tăng vốn điều lệ. Trong trường hợp số lượng cổ phiếu thưởng sẽ được nhận của cổ đông dẫn đến vượt tỷ lệ tối đa pháp luật quy định (một cổ đông là cá nhân sở hữu tối đa 5%, một cổ đông là tổ chức sở hữu tối đa 10%, cổ đông và người có liên quan của cổ đông đó sở hữu tối đa 15%, một cổ đông chiến lược nước ngoài sở hữu tối đa 20% vốn điều lệ) thì số lượng cổ phần bị vượt tỷ lệ đó được xem là cổ phần lẻ phát sinh, và được xử lý theo quy định tại mục “Nguyên tắc xử lý số cổ phần lẻ phát sinh, cổ phần chưa phân phối hết”.
· Nguyên tắc xử lý số cổ phần chưa phân phối hết: Trong trường hợp tổng số lượng cổ phần phân bổ cho cổ đông hiện hữu và tổng số lượng cổ phần lẻ phát sinh thấp hơn tổng số lượng cổ phần phát hành theo phương án tăng vốn do áp dụng nguyên tắc làm tròn khi tính toán phân bổ cổ phiếu thưởng cho từng tài khoản chứng khoán của mỗi cổ đông tại từng công ty chứng khoán và do bất kỳ nguyên nhân nào khác, thì số cổ phần chênh lệch này được xác định là số lượng cổ phần chưa phân phối hết, và được xử lý theo quy định tại mục “Nguyên tắc xử lý số cổ phần lẻ phát sinh, cổ phần chưa phân phối hết”.
+ Nguyên tắc xử lý số cổ phần lẻ phát sinh, cổ phần chưa phân phối hết (nếu có): Số cổ phần lẻ, cổ phần chưa phân phối hết phát sinh theo: (i) nguyên tắc làm tròn, và (ii) nguyên tắc và xử lý một số trường hợp đặc biệt phát sinh khi phát hành cổ phiếu thưởng quy định tại nội dung nêu trên sẽ được Hội đồng quản trị quyết định chào bán với giá bán bằng giá trung bình của 10 phiên giao dịch liền trước ngày họp Hội đồng quản trị hoặc ngày gửi phiếu xin ý kiến Hội đồng quản trị về việc xử lý cổ phần lẻ, cổ phần chưa phân phối hết phát sinh; Tổng Giám đốc có trách nhiệm lựa chọn và đề xuất Hội đồng quản trị quyết định đối tượng mua số cổ phiếu này (nếu có).
- Địa điểm thực hiện:
+ Đối với chứng khoán lưu ký: Người sở hữu làm thủ tục nhận cổ phiếu thưởng tại các thành viên lưu ký nơi mở tài khoản lưu ký.
+ Đối với chứng khoán chưa lưu ký: Người sở hữu làm thủ tục nhận cổ phiếu thưởng tại Trụ sở chính của Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (vào các ngày làm việc trong tuần) và xuất trình Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân.
|