Cụ thể, HVG sẽ bán 50% VTF và dự kiến hoàn thành giao dịch trước ngày 15/2/2018. Nếu thành công, HVG sẽ giảm sở hữu tại VTF xuống còn dưới 40,38% vốn.
HVG bắt đầu đầu tư VTF năm 2007 khi quyết định tham gia vào lĩnh vực sản xuất thức ăn thủy sản.
Tại ĐHĐCĐ thường niên vào tháng 4/2017, Chủ tịch HVG Dương Ngọc Minh tiết lộ, CJ cũng có bàn bạc để mua lại VTF nhưng giá đưa ra không như kỳ vọng khi định giá chỉ 250 triệu USD, trong khi công suất nhà máy của VTF tới 1,6 triệu tấn/năm. Thêm vào đó, riêng trang thiết bị thì tài sản của VTF đã trên 100 triệu USD chưa tính nhà xưởng đất đai.
Về hoạt động kinh doanh, niên độ 2016-2017, VTF chỉ lãi ròng hơn 6 tỷ đồng, giảm 95% so với cùng kỳ năm trước nâng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lên gần 153 tỷ đồng.
Đến cuối quý III/2017, tổng tài sản của VTF là 3.382 tỷ đồng, trong đó vốn chủ sở hữu 1.045 tỷ đồng; vay nợ ngắn hạn 1.328 tỷ đồng, và vay nợ dài hạn là gần 335 tỷ đồng.
Trước khi có quyết định bán VTF, tháng 11/2017, HVG cũng đã bán hết hơn 54% vốn tại CTCP Thực phẩm Sao Ta (HOSE: FMC) và hàng loạt các khu đất nhằm thu hồi nguồn vốn, chuyển hướng đầu tư hiệu quả hơn.
LỆ HẢI
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.