• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.274,38 +2,90/+0,23%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 11:35:01 SA

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.274,38   +2,90/+0,23%  |   HNX-INDEX   229,98   +0,85/+0,37%  |   UPCOM-INDEX   97,04   +0,30/+0,31%  |   VN30   1.336,96   +0,37/+0,03%  |   HNX30   477,85   +1,51/+0,32%
07 Tháng Hai 2025 11:37:29 SA - Mở cửa
Vực dậy con tàu Vinalines
Nguồn tin: Người đồng hành | 05/09/2018 8:35:38 SA
Con tàu đắm vượt sóng dữ
 
Khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới 2009 đã ảnh hưởng nặng nề đến những ông lớn ngành kinh tế biển Việt Nam như Tập đoàn công nghiệp Tàu thủy Việt Nam -SBIC (trước đây là Vinashin) hay Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines)…
 
Trong khi con ‘tàu đắm’ Vinashin vẫn liên tục ngập trong những khoản lỗ hàng nghìn tỷ đồng thì Vinalines đã tìm được lối đi riêng và thực sự ‘làm nổi lại con tàu sắp chìm’ như lời Chủ tịch HĐTV Lê Anh Sơn mới phát biểu trong 1 buổi roadshow gần đây.
 
Sau khủng hoảng kinh tế, thị trường vận tải biển sụt giảm nghiêm trọng, giá cước giảm mạnh đã tác động tiêu cực dẫn đến số lãi của Vinalines giảm dần qua các năm và rơi vào tình trạng thua lỗ từ 2011.
 
Cho đến năm 2014, tổng công ty tiếp tục lỗ trước thuế 3.421 tỷ đồng. Chỉ sang năm 2015, Vinalines mới cân bằng thu chi và có lãi do thực hiện một số giải pháp tái cơ cấu giai đoạn 2012-2015. Đến năm 2017, doanh nghiệp ghi nhận lãi 748 tỷ, mức cao nhất từ sau khủng hoảng.
 
Kinh doanh tốt lên cũng giúp con tàu Vinalines bớt gánh nặng lỗ lũy kế và bước qua bờ vực phá sản. Có thời điểm công ty mẹ Vinalines lỗ lũy kế 22.000 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu chỉ còn 5.000 tỷ đồng. Nhưng 4 năm qua, Vinalines tập trung vào tái cơ cấu lại doanh nghiệp đã giúp giảm lỗ lũy kế chỉ còn 3.254 tỷ đồng vào cuối năm 2017.
 
Quân bài tẩy: cơ cấu nợ vay và thanh lý tài sản
 
Thị trường vận tải biển mặc dù có sự hồi phục nhẹ nhưng nguồn cung tàu vẫn dư thừa khiến hoạt động kinh doanh của Vinalines gặp nhiều khó khăn. Yếu tố tích cực giúp doanh nghiệp này có lợi nhuận khởi sắc chính là việc tái cơ cấu các khoản nợ vay, thanh lý tài sản và hoàn nhập dự phòng.
 
Công tác xử lý nợ chính là điểm sáng lớn của Vinalines. Nợ vay ngắn hạn toàn tổng công ty tại thời điểm cuối 2017 chỉ còn 2.971 tỷ, giảm 1.267 tỷ so với thời điểm đầu năm; trong năm qua Vinalines đã xóa hết nợ ngắn hạn 969 tỷ đồng tại Vietinbank và 260 tỷ tại Ngân hàng TMCP Đại Dương,…
 
Vay nợ dài hạn cuối 2017 còn 6.845 tỷ đồng, giảm mạnh so với con số 8.619 tỷ hồi đầu năm. Đáng chú ý khi tổng công ty xóa xong khoản nợ đến hạn trả 1.023 tỷ của Ngân hàng Cathay United, trả hết các khoản nợ của Ngân hàng Đại Dương, xóa hết 162 tỷ tại Techcombank,…
 
Không chỉ thực hiện xóa, giảm nợ trong 2017 mà Vinalines đã mạnh tay giảm nợ trong các năm trước. Điều này giúp doanh nghiệp giảm mạnh áp lực chi phí lãi vay và nợ gốc phải trả, từ đó tăng chất lượng nguồn vốn của doanh nghiệp.
 
Theo Vinalines, trên BCTC riêng, việc tái cơ cấu nợ giúp ghi nhận tăng thu nhập khác 1.018 tỷ trong năm 2015; con số tương tự cho năm 2016 và 2017 là 1.199 tỷ và 1.228 tỷ đồng. Điều này một phần lý giải cho việc công ty mẹ vẫn lãi lớn dù lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh.
 
                                                                                      
 
Việc ghi nhận lãi của Vinalines không chỉ đến từ cơ cấu nợ vay mà còn có nguồn thu từ thanh lý tài sản và thoái vốn. Theo kế hoạch 2018, Vinalines tiếp tục giảm 222.395 tấn trọng tải đội tàu.
 
Trong kế hoạch bán tàu, Vinalines sẽ thực hiện thanh lý khoảng 5-6 tàu với tổng tải trọng 222.395 tấn bao gồm Vinalines Fortuna, Vinalines Ocean, Vinalines Sky, Vinalines Glory, Vinalines Galaxy và Vinalines Ruby. Trước đó năm 2017, Vinalines đã nhượng bán, thanh lý 8 tàu biển.
 
Ngoài ra, Bộ Giao thông vận tải cho biết từ 2014 đến hết năm 2017, Vinalines đã thực hiện thoái 39 doanh nghiệp (trong đó, thoái vốn toàn bộ, thu gọn đầu mối được 31 doanh nghiệp, đặc biệt đã thoái toàn bộ vốn đầu tư tại hầu hết các doanh nghiệp ngoài ngành) thu về khoảng 2.428 tỷ đồng, lãi khoảng 360 tỷ đồng.
 
Trong thời gian tới, Vinalines tiếp tục thoái vốn ở một số công ty con hoạt động không hiệu quả. Dự kiến sau khi hoàn thành công tác thoái vốn, tổng công ty chỉ còn sở hữu vốn tại 15 công ty con, 8 công ty liên kết và 3 doanh nghiệp khác.
 
                                                                              
 
Kế hoạch kinh doanh cuối năm 2018 và 2 năm tới, Vinalines sẽ đạt mức lãi tăng dần đến 775 tỷ vào năm 2020. Con số lãi kế hoạch thấp hơn mức đạt 2017 là do Vinalines đang tái cơ cấu và bán bớt đội tàu; tổng công ty cũng phải xử lý tài chính tại thời điểm chuyển sang CTCP nên các khoản cơ cấu nợ qua DATC phải hạch toán tăng vốn Nhà nước và chỉ được hạch toán thu nhập khác khi hoàn tất chuyển sang CTCP.
 
Lan Điền

Tuyên bố trách nhiệmBài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.