Thị trường về cuối phiên giao dịch vẫn duy trì được sự tích cực. Các nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn đặc biệt là ngân hàng và dầu khí vẫn đóng vai trò lớn giúp thị trường giữ được đà tăng mạnh. Đáng chú ý trong phiên chiều đó là diễn biến giá cổ phiếu
NVL. Có thời điểm
NVL tiếp tục bị bán về mức giá sàn 53.700 đồng/CP nhưng vào cuối phiên, lực cầu bắt đáy đã nhập cuộc và giúp
NVL đảo chiều tăng trở lại 1,9% lên 58.800 đồng/CP với tổng khối lượng khớp lệnh đạt 1,16 triệu cổ phiếu.
NVL phiên hôm nay tiếp tục bị khối ngoại bán ròng trên 900.000 đơn vị.
Thanh khoản thị trường có sự cải thiện so với phiên giao dịch trước nhưng vẫn chỉ ở mức thấp. Tổng khối lượng giao dịch trên HoSE và HNX đạt 199 triệu cổ phiếu, trị giá 3.700 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng 9,55 điểm (1,08%) lên 896,99 điểm. Toàn sàn có 176 mã tăng, 100 mã giảm và 68 mã đứng giá.
HNX-Index tăng 0,87 điểm (0,86%) lên 102,13 điểm. Toàn sàn có 68 mã tăng, 54 mã giảm và 60 mã đứng giá.
Thị trường về cuối phiên sáng giao dịch theo chiều hướng tích cực. Nhóm cổ phiếu ngân hàng bất ngờ giao dịch bùng nổ và là nhân tố chính dẫn dắt thị trường đi lên. Trong nhóm này,
CTG bất ngờ bật tăng mạnh 2,8% lên 18.400 đồng/CP bất chấp việc bị khối ngoại bán ròng hơn 1,1 triệu cổ phiếu.
TPB tăng 4,1% lên 20.500 đồng/CP.
TCB tăng 3,2% lên 25.900 đồng/CP.
Bên cạnh đó, nhóm cổ phiếu dầu khí như
GAS,
PVS hay
PVD vẫn duy trì được đà tăng tốt từ đầu phiên và cũng góp công đáng kể giúp thị trường tiếp tục đi lên.
GAS phiên sáng nay tăng 1,8% lên 89.900 đồng/CP.
PVS tăng 2,8% lên 18.400 đồng/CP.
PVD tăng 3,3% lên 15.700 đồng/CP.
Chiều ngược lại, đà tăng của thị trường chung vẫn còn bị ảnh hưởng bởi việc một số cổ phiếu lớn giảm giá như
VIC,
ROS,
NVL…
Thanh khoản thị trường phiên sáng nay tăng mạnh so với phiên trước. Tổng khối lượng giao dịch trên HoSE và HNX đạt 113 triệu cổ phiếu, trị giá 1.900 tỷ đồng.
Tạm dừng phiên sáng, VN-Index tăng 9,35 điểm (1,05%) lên 896,79 điểm. Toàn sàn có 175 mã tăng, 77 mã giảm và 60 mã đứng giá.
HNX-Index tăng 0,78 điểm (0,77%) lên 102,05 điểm. Toàn sàn có 63 mã tăng, 38 mã giảm và 46 mã đứng giá.
Thị trường mở cửa phiên giao dịch mới với sắc xanh chiếm ưu thế ở nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn. Tâm lý nhà đầu tư có vẻ được cải thiện đáng kể nhờ diễn biến tích cực của thị trường chứng khoán thế giới. Chỉ số S&P 500 ngày 8/1 lên đỉnh 3 tuần nhờ cổ phiếu Apple, Facebook, Amazon và công nghiệp tăng trước triển vọng Mỹ, Trung Quốc có thể đạt thỏa thuận để chấm dứt cuộc chiến thương mại. Dow Jones tăng 256,1 điểm, tương đương 1,09%, lên 23.787,45 điểm. S&P 500 tăng 24,72 điểm, tương đương 0,97%, lên 2.574,41 điểm. Nasdaq tăng 73,53 điểm, tương đương 1,08%, lên 6.897 điểm.
Bên cạnh đó, thị trường chứng khoán châu Á cũng giao dịch rất tích cực. Chỉ số Nikkei 225 đang tăng 1,3%, Hang Seng tăng 2,6%, Shanghai cũng đang tăng 1,78%.
Quay trở lại với thị trường trong nước, các cổ phiếu vốn hóa lớn như
BID,
HDB,
HPG,
TPB,
VCG,
VRE… đều đang tăng giá mạnh và góp phần giúp kéo các chỉ số lên trên mốc tham chiếu, trong đó, VN-Index đã lấy lại được mốc 890 điểm.
Nhóm cổ phiếu dầu khí tiếp tục gây chú ý,
GAS tăng 1,6% lên 89.700 đồng/CP,
PVS tăng 2,2% lên 18.300 đồng/CP,
PVD tăng 2,6% lên 15.600 đồng/CP. Giá dầu ngày 8/1 tăng hơn 2% nhờ hy vọng nhu cầu dầu thô sẽ tăng nhanh hơn nếu các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Trung Quốc có thể giải quyết bất đồng thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Giá dầu WTI tương lai tăng 1,26 USD, tương đương 2,6%, lên 49,78 USD/thùng, trong phiên có lúc chạm 49,95 USD/thùng, cao nhất kể từ ngày 17/12. Giá dầu Brent tương lai tăng 1,39 USD, tương đương 2,4%, lên 58,72 USD/thùng.
Sau khoảng 50 phút giao dịch, VN-Index tăng 3,25 điểm (0,37%) lên 890,69 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 37 triệu cổ phiếu, trị giá 492 tỷ đồng.
HNX-Index tăng 0,33 điểm (0,32%) lên 101,59 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 7,3 triệu cổ phiếu, trị giá 77 tỷ đồng.
Bình An
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.