Dragon bán PV Power và Nam Kim
Nhóm quỹ Dragon Capital tiếp tục bán 1,3 triệu cổ phiếu Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power, HoSE:
POW) ngày 7/10 để giảm tỷ lệ sở hữu xuống dưới 5% (117 triệu cổ phiếu) và chính thức không còn là cổ đông lớn của công ty ngành điện này.
Lần đầu tiên nhóm Dragon Capital công bố thông tin giao dịch là vào tháng 2 với tỷ lệ sở hữu trên 7% (khoảng 164 triệu cổ phiếu). Như vậy, quỹ ngoại đã thoái vốn từ đầu năm với số lượng khoảng 47 triệu cổ phiếu.
PV Power trong đợt chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) đầu năm 2018 đã bán thành công 468 triệu cổ phiếu với giá bình quân 14.938 đồng; trong đó các nhà đầu tư nước ngoài mua được hơn 284 triệu cổ phiếu. Khả năng nhóm Dragon Capital đã tham gia đợt IPO để trở thành cổ đông lớn trước khi cổ phiếu lên sàn chứng khoán sau đó.
Cổ phiếu
POW trên thị trường có giai đoạn giảm giá từ tháng 6 đến nay từ vùng 16.000 đồng/cp xuống 12.750 đồng/cp (11/10), giảm 20%. Riêng kết thúc phiên 7/10,
POW đứng ở mức 13.000 đồng/cp, tạm tính số tiền Dragon Capital bán ra khoảng 16,5 tỷ đồng. Tổng số cổ phần Dragon sở hữu có giá thị trường khoảng 1.492 tỷ đồng.
Không chỉ bán PV Power, nhóm quỹ lớn nhất Việt Nam còn bán ra cổ phần Thép Nam Kim (HoSE:
NKG). Cụ thể, Norges Bank đã bán 225.000 cổ phiếu ngày 7/10 qua đó làm giảm sở hữu cả nhóm xuống 30,87 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 16,96% vốn.
Tại thời điểm cuối năm 2018, nhóm Dragon vẫn còn nắm giữ 21% vốn, tương đương 38,37 triệu cổ phiếu
NKG. Như vậy, nhóm này đã cũng liên tục bán ra Nam Kim từ đầu năm với số lượng khoảng 7,5 triệu cổ phiếu.
Trên thị trường, cổ phiếu
NKG bắt đầu lao dốc từ đầu năm 2018 từ vùng 30.000 đồng/cp xuống mức 5.800 đồng/cp như hiện nay, mất 80% giá trị do hoạt động kinh doanh lao đao bởi sự khó khăn chung của ngành thép. Như vậy, số cổ phần Nam Kim mà Dragon còn sở hữu có giá trị khoảng 180 tỷ đồng.
Quỹ đến từ Phần Lan PYN Elite Fund đã bán ra 589.200 cổ phiếu Đầu tư và Thương mại
DIC (HoSE:
DIC) ngày để giảm sở hữu xuống 1,4 triệu cổ phiếu, tương đương còn 5,5% vốn kể từ 4/10.
Kể từ đầu tháng 9, cổ phiếu
DIC ghi nhận sự đột biến về thanh khoản với khối lượng bình quân nửa triệu cổ phiếu mỗi phiên, so với vài chục ngàn đơn vị mỗi phiên trước đây. Đây cũng là giai đoạn cổ phiếu
DIC giảm sâu từ khoảng 3.000 đồng/cp xuống 1.800 đồng/cp.
Quỹ ngoại cũng bán ra 50.000 cổ phiếu Cáp treo Núi Bà Tây Ninh (HoSE:
TCT) để giảm lượng nắm giữ xuống 1,1 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 8,74% vốn. Trên thị trường, cổ phiếu
TCT đang đi quanh vùng 45.000 đồng/cp, số cổ phần
TCT mà quỹ đang nắm giữ có giá thị trường 50 tỷ đồng.
PYN Elite đang bán ra rất nhiều cổ phiếu thời gian gần đây để tăng lượng tiền mặt từ 6% lên khoảng 9%. Tuy nhiên, quỹ này vẫn có mua vào một số khoản đầu tư khác, mới nhất là Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP HCM (HoSE:
CII).
Quỹ ngoại đã mua vào 281.420 cổ phiếu vào 1/10 để tăng lượng nắm giữ lên xấp xỉ 27,5 triệu cổ phiếu, trên 11% vốn. Phiên giao dịch 1/10 chứng kiến cổ phiếu tăng trần và hiện đang đứng ở mức 24.000 đồng/cp, tăng khoảng 20% sau 1 tháng.
Trong thời gian cổ phiếu
CII ở đáy 3 năm, Tổng Giám đốc Lê Quốc Bình cũng đăng ký mua thêm 3,25 triệu cổ phiếu từ ngày 23/9 đến 22/10.
Mới đây, công ty thông báo hai khó khăn nhất của dự án
BOT Trung Lương - Mỹ Thuận đã được tháo gỡ là Thủ tướng vừa đồng ý bố trí 2.186 tỷ đồng vốn đầu tư từ ngân sách cho dự án và UBND tỉnh Tiền Giang hoàn thành giải phóng 100% mặt bằng.
CII nắm 10% vốn tại liên doanh
BOT Trung Lương - Mỹ Thuận để đầu tư xây dựng cao tốc này.
Korea Investment Management Co., Ltd (KIM) đã trở thành cổ đông lớn của Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HoSE:
HBC) khi mua vào 1,17 triệu cổ phiếu ngày 7/10, qua đó nắm giữ 5,11% vốn công ty xây dựng này.
Trên thị trường, giá cổ phiếu
HBC đang đi quanh mức 14.000 đồng/cp. Theo đó số cổ phần
HBC mà quỹ Hàn Quốc đang nắm giữ có giá trị khoảng 165 tỷ đồng.
KIM là một quỹ đầu tư không còn xa lạ khi giải ngân mạnh vào thị trường Việt Nam trong 2 năm gần đây, quy mô quỹ tại thị trường hiện xấp xỉ 1 tỷ USD. Trước đó, quỹ này bán hàng triệu cổ phiếu Coteccons và không còn là cổ đông lớn từ 8/8 khi công ty này sa sút trong kinh doanh và mâu thuẫn nội bộ.
Mới đây, Hòa Bình đã thông qua chủ trương thực hiện phương án huy động 50 triệu USD (khoảng 1.200 tỷ đồng) trái phiếu chuyển đổi nhằm thanh toán nợ ngắn hạn, bổ sung vốn lưu động cuối năm và đầu tư vào các dự án nước ngoài. Công ty cũng tiến hành lập Quỹ đầu tư Hòa Bình hướng đến các cơ hội đầu tư bất động sản.
Trước KIM, một nhà đầu tư Hàn Quốc khác cũng tham gia vào công ty Hòa Bình là Hyundai Elevator Co., Ltd. Theo đó, Hòa Bình đã phát hành 25 triệu cổ phiếu cho đối tác chiến lược này, qua đó tăng vốn điều lệ lên hơn 2.300 tỷ đồng.
Đăng ký giao dịch
Platinum Victory Pte. Ltd lại đăng ký mua vào 17,4 triệu cổ phiếu công ty Sữa Việt Nam (Vinamilk, HoSE:
VNM) từ 17/10 đến 15/11. Quỹ ngoại đã nhiều lần đăng ký mua hơn 17 triệu cổ phiếu
VNM trước đó nhưng đều không thực hiện được do điều kiện thị trường không thuân lợi.
Quỹ ngoại HDI Global SE vẫn tích cực mua thêm cổ phiếu CTCP
PVI (HNX:
PVI). Sau khi nâng sở hữu lên 41% vốn đầu tháng 9, quỹ ngoại tiếp tục đăng ký mua thêm 4,4 triệu cổ phiếu khác trong khoảng 14/10-12/11.
Cổ phiếu
PVI sau khi đạt đỉnh 10 năm tại mức 40.000 đồng/cp cuối tháng 8 đang chịu sự điều chỉnh về 32.000 đồng/cp như hiện nay. Tạm tính số tiền quỹ ngoại dự chi khoảng 141 tỷ đồng.
Hoạt động kinh doanh của
PVI tăng trưởng nhanh trong nửa đầu năm 2019. Cụ thể, công ty ghi nhận 3.323 tỷ đồng doanh thu và gần 463 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, lần lượt tăng 41% và 89% so với cùng kỳ. Công ty đã hoàn thành 77% kế hoạch lợi nhuận cả năm.
HDI Global SE là quỹ đầu tư được sở hữu 100% vốn bởi Tập đoàn Bảo hiểm Talanx. Hiện quỹ này là cổ đông lớn nhất của
PVI, xếp trên Tập đoàn Dầu khí chỉ đang nắm giữ 35,47% vốn và Funderburk Lighthouse Litmited nắm 11,73% vốn.
Huy Lê
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.