• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.218,57 -13,32/-1,08%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:02 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.218,57   -13,32/-1,08%  |   HNX-INDEX   221,53   -2,29/-1,02%  |   UPCOM-INDEX   91,33   -0,54/-0,59%  |   VN30   1.271,22   -15,43/-1,20%  |   HNX30   469,62   -6,98/-1,46%
16 Tháng Mười Một 2024 1:45:27 SA - Mở cửa
Kỳ vọng gì từ cuộc họp của OPEC cùng đồng minh ngày 5 - 6/12
Nguồn tin: Người đồng hành | 05/12/2019 7:13:18 CH
Các nhà sản xuất dầu thuộc OPEC họp tại Vienna, Áo, ngày 5/12. Nga cùng một số nước đồng minh OPEC tham gia cuộc họp ngày 6/12. Các bên tham gia sẽ bàn về chính sách sản lượng cho năm 2020. Thị trường đang lo ngại về lực cầu năng lượng toàn cầu yếu, sản lượng tại Mỹ vẫn tăng nhưng một số nhà sản xuất dầu vẫn coi giá dầu Brent trên 60 USD/thùng như hiện nay là đủ.
 
Dưới đây là một số vấn đề cần theo dõi.
 
Thỏa thuận sản lượng cho năm 2020
 
Thỏa thuận hiện tại, giảm sản lượng 1,2 triệu thùng/ngày, sẽ hết hạn vào tháng 3/2020. OPEC cùng đồng minh, tức OPEC+, sẽ quyết định có nên gia hạn thỏa thuận hay không, tăng mức cắt giảm hay không. Giới phân tích dự báo thỏa thuận hiện tại có thể kéo dài tới giữa năm 2020 hoặc xa hơn, một số quốc gia sẽ thúc đẩy việc tuân thủ chặt chẽ hơn.
 
Trong khi Arab Saudi, Kuwait và Angola đã cắt giảm nhiều hơn mức cần thiết, Iraq và Nga lại là những bên chưa làm đúng cam kết.
 
Giovanni Staunovo tại UBS cho rằng kết quả cuộc họp khả năng cao là giữ nguyên thỏa thuận theo hướng “ít sự phản đối nhất”. Một số nhà giao dịch cho rằng OPEC+ cần hạ sản lượng hơn nữa để hỗ trợ giá dầu.
 
Arab Saudi và thương vụ IPO của Saudi Aramco
 
Hoàng tử Abdulaziz bin Salman, tân bộ trưởng dầu mỏ Arab Saudi, dự kiến gây sức ép lên các quốc gia chưa làm tốt bổn phận của họ trong thỏa thuận hạn chế sản lượng, các nguồn thạo tin tại Arab Saudi cho biết.
 
Tân bộ trưởng của Arab Saudi được kỳ vọng có lập trường cứng rắn hơn người tiền nhiệm, cảnh báo nếu các đối tác của OPEC không thực hiện nghĩa vụ, Riyadh không tiếp tục gánh chịu một mình nữa và sẽ tăng sản lượng.
 
“Arab Saudi sẵn sàng làm nhiều hơn yêu cầu nhưng chỉ khi những bên khác hoàn thành phần việc của họ”, theo Amrita Sen, công ty tư vấn Energy Aspects.
 
Chiến thuật cứng rắn có thể là phương thức để hoàng tử Abdulaziz khẳng định sức ảnh hưởng đến OPEC nhưng có rủi ro đi kèm. Arab Saudi cần giá dầu tăng, không phải chỉ một chút, bởi trong thời gian này, công ty dầu mỏ quốc doanh Saudi Aramco đang được định giá để thực hiện IPO.
 
Các nguồn thạo tin cho biết Arab Saudi tin thị trường dầu bị thắt chặt trong vài tháng tới. Giới chức nước này hài lòng với giá dầu hiện tại, đồng nghĩa họ có thể chấp nhận rủi ro đó.
 
Nga sẽ hành động thế nào
 
Với hoàng tử Abdulaziz dẫn đầu phái đoàn Arab Saudi, liên minh dầu mỏ giữa Arab Saudi và Nga sẽ được theo dõi sát sao. Suốt nhiều năm qua, ưu tiên của Arab Saudi là giúp OPEC cùng các đối thủ cùng đứng về một phía, công nhận tầm quan trọng của sự đoàn kết cho sự tồn tại lâu dài của tổ chức.
 
Sau khi giá dầu lao dốc năm 2014, Arab Saudi phải cầu viện đến sự hỗ trợ từ Nga, quốc gia ngoài OPEC. Dưới thời bộ trưởng dầu mỏ Khalid al-Falih, quan hệ với Nga được ưu tiên. Giờ đây, sự sẵn sàng của Nga đang được kiểm tra.
 
“Sản lượng của Nga vượt quá mức đã thống nhất 8 trong 11 tháng qua”, Carsten Fritsch, Commerzbank, nhận định.
 
Các công ty dầu tại Nga cho rằng giảm sản lượng sẽ chỉ có lợi cho đối thủ. Giám đốc điều hành công ty dầu mỏ Nga Lukoil nói không có lý do nào để kéo dài thỏa thuận hạn chế sản lượng vượt tháng 3/2020. Điều đó đồng nghĩa Nga là một yếu tố khó lường.
 
Áp lực từ ngoài OPEC
 
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) hồi tháng 11 cho biết OPEC đối mặt một “thách thức lớn” vào năm 2020 do sản lượng gia tăng từ các đối thủ làm xói mòn nỗ lực hạn chế nguồn cung của tổ chức này. Ngoài Nga đang sản xuất nhiều hơn mức cam kết, OPEC còn phải tính toán xem sản lượng của Mỹ còn có thể tăng thêm bao nhiêu.
 
Paul Horsnell, ngân hàng Standard Chartered, nói diễn biến nguồn cung dầu thô Mỹ WTI là biến số chính cho thị trường năm 2020.
 
Sản lượng còn có thể tăng thêm từ những quốc gia như Brazil, Na Uy và Guyana. Đây chính là lý do khiến một số nhà phân tích cho rằng nếu OPEC và đồng minh, tức OPEC+, không hạ sản lượng hơn nữa, giá dầu sẽ chịu áp lực ngay sau cuộc họp.
 
Dấu hiệu suy yếu của lực cầu năng lượng
 
Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung kéo dài và kinh tế toàn cầu giảm tốc đã khiến nhiều tổ chức phải hạ dự báo tăng trưởng nhu cầu cho năm nay và năm 2020.
 
David Fyfe, kinh tế gia trưởng tai Argus, cho rằng OPEC đang phải có một hành động khéo léo. “Cắt giảm sản lượng hơn nữa để tránh gia tăng tồn kho sẽ khiến thị phần của OPEC về mức chưa từng thấy kể từ đầu những năm 1990”.
 
Như Tâm (Theo FT)
 

Tuyên bố trách nhiệmBài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.