• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.218,57 -13,32/-1,08%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:02 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.218,57   -13,32/-1,08%  |   HNX-INDEX   221,53   -2,29/-1,02%  |   UPCOM-INDEX   91,33   -0,54/-0,59%  |   VN30   1.271,22   -15,43/-1,20%  |   HNX30   469,62   -6,98/-1,46%
16 Tháng Mười Một 2024 6:27:02 SA - Mở cửa
VNDS: Giá thép và biên lợi nhuận ngành năm 2019 sẽ thấp hơn năm trước
Nguồn tin: Người đồng hành | 11/02/2019 2:40:21 CH
Báo cáo chiến lược năm 2019 của CTCK VNDirect (VNDS) cho rằng giá thép sẽ điều chỉnh vì nhu cầu chững lại và nguồn cung tăng lên. VNDS cho biết trong giai đoạn 2013-2018, ngành xây dựng Việt Nam tăng trưởng trung bình khoảng 10,9%/năm trong khi nhu cầu tiêu thụ thép tăng trưởng trung bình 15,9%/năm. Với kỳ vọng ngành xây dựng sẽ tiếp tục tăng trưởng tốt trong năm 2019, do đó nhu cầu thép xây dựng nội địa vẫn sẽ khả quan. VNDS dự phóng nhu cầu thép xây dựng sẽ tiếp tục tăng trưởng 9-10% trong năm 2019, tương đương sẽ tăng lên khoảng 1 triệu tấn thép. Về phía nguồn cung, thị trường sẽ có thêm khoảng 1,5 triệu tấn thép xây dựng mới trong năm, chủ yếu nhờ vào việc vận hành giai đoạn 1 của dự án nhà máy thép Dung Quất của Tập đoàn Hòa Phát. Vì thế, VNDS cho rằng nguồn cung có thể vượt nhu cầu thép xây dựng trong năm 2019 và tạo áp lực cạnh tranh lớn hơn cho các công ty sản xuất thép xây dựng.
 
Giá thép và biên lợi nhuận trong năm 2019 sẽ thấp hơn năm trước
 
Giá thép thanh đạt đỉnh vào giữa năm 2018 ở mức 13,6-13,9 triệu đồng/tấn, sau đó giảm xuống 12,7 triệu đồng/tấn vào cuối năm 2018 do nhu cầu suy yếu trong mùa mưa. Đồng thời, diễn biến giá thép nội địa cũng bị ảnh hưởng bởi sự giảm giá mạnh của thép Trung Quốc. Trong năm 2019, trên cơ sở kỳ vọng về việc mất cân bằng nhẹ cung cầu ngành thép trong nước nên xu hướng giảm giá thép xây dựng được có thể tiếp diễn. Hơn thế nữa, giá nguyên vật liệu đầu vào có chiều hướng giảm tiếp cũng sẽ khiến cho giá thép đầu ra suy giảm. Năm nay, giá quặng sắt và than cốc cũng được kỳ vọng sẽ tiếp tục giảm vì nguồn cung gia tăng và nhu cầu yếu dần tại Trung Quốc.
 
Trong kịch bản cơ sở, VNDS giả định giá thép xây dựng trong nước sẽ giảm 10% trong năm 2019. Biên lợi nhuận của các nhà sản xuất thép trong nước sẽ thu hẹp lại do giá đầu ra sẽ có thể giảm nhanh hơn so với giá nguyên vật liệu đầu vào.
 
 
Mức độ tập trung thị phần ngành thép Việt Nam sẽ cao hơn trong năm 2019 với năng lực cạnh tranh vượt trội của HPG
 
Tương tự như các quốc gia sản xuất thép lớn trên thế giới (ví dụ như Trung Quốc), Việt Nam trong quá trình hợp nhất ngành thép để gia tăng năng lực cạnh tranh.
 
Với lợi thế về chi phí (thông qua quy mô công ty lớn và việc dùng công nghệ lò cao để sản xuất thép), mạng lưới phân phối rộng và thương hiệu tốt, HPG đã thành công trong việc dành thị phần từ các nhà sản xuất thép kém hiệu quả và trở thành doanh nghiệp có thị phần lớn nhất từ năm 2014. Thực tế, HPG đã tăng thị phần từ 12% trong năm 2010 lên gần 24% trong năm 2018. Trong khi đó, Pomina - nhà sản xuất thép dùng lò điện lớn nhất trong nước đã thu hẹp thị phần từ 17% xuống 10% trong cùng giai đoạn.
 
Đáng chú ý, HPG thường xuyên vận hành với công suất tối đa và nâng cấp lò cao để mở rộng năng lực sản xuất trong khi những nhà sản xuất thép khác chỉ với công suất 60-80%. Từ giữa năm 2019, HPG sẽ đưa vào dây chuyền mới và VNDS kỳ vọng công ty sẽ tiếp tục dành thị phần của các nhà sản xuất thép lò điện (chiếm tổng cộng khoảng 50% thị phần sản xuất thép xây dựng).
 
 
Khó khăn đến từ xu hướng của ngành thép Trung Quốc trong 2019-2020
 
Sự dư thừa công suất của ngành thép Trung Quốc là gánh nặng cho ngành thép Việt Nam trong 2015-16, làm suy giảm giá thép và lợi nhuận của các nhà sản xuất thép trong nước. Nhờ quá trình tái cấu trúc nguồn cung ngành thép tại Trung Quốc và việc Việt Nam áp dụng thuế quan cho thép nhập khẩu, lượng thép nhập khẩu từ Trung Quốc đã giảm đáng kể trong 2017-18. Tuy nhiên, VNDS quan ngại chính phủ Trung Quốc sẽ đẩy mạnh xuất khẩu thép trong thời gian tới khi nhu cầu trong nước đang suy yếu dần. Trong một diễn biến gần đây, Trung Quốc đã bỏ đánh thuế xuất khẩu trên phôi thép vuông từ 01/01/2019 nhằm mục tiêu thúc đẩy xuất khẩu.
 
Mặt khác, VNDS kỳ vọng Chính phủ Trung Quốc sẽ đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng để đối phó với sự chậm lại của nền kinh tế. Điều này có thể giúp giảm áp lực lên đà giảm giá thép. Theo nghiên cứu của DBS, thúc đẩy hạ tầng có thể tạo ra nhu cầu khoảng 80 triệu tấn thép (10,4% tổng nhu cầu thép Trung Quốc năm 2018). Tuy nhiên, VNDS cho rằng việc thúc đẩy cơ sở hạ tầng cần có thời gian và yếu tố này có thể không đủ để đảo chiều đà giảm của giá thép toàn cầu trong năm 2019.
 
Các nhà sản xuất thép Việt Nam vẫn được bảo hộ bởi thuế quan
 
Chủ nghĩa bảo hộ đang tăng dần trong ngành thép toàn cầu trong thập kỷ vừa qua. Các quốc gia và vùng lãnh thổ lớn như US, EU, Ấn Độ và ASEAN đã áp dụng thuế quan và hạn ngạch cho thép nhập khẩu. Hiện tại, thuế tự vệ của Việt Nam đối với thép Trung Quốc sẽ có hiệu lực kéo dài đến tháng 03/2020.
 
 
VNDS, giả định nếu dùng quặng sắt và than cốc cùng chất lượng để sản xuất thép tại Trung Quốc và Việt Nam, VNDS tính toán giá mỗi tấn thép thanh tại Việt Nam và Trung Quốc dựa vào dữ liệu ngày 06/12/2018. Mặc dù thuế tự vệ sẽ giảm từ 19,3% xuống 17,3% như lịch trình, thép thanh nhập khẩu từ Trung Quốc vẫn sẽ cao hơn khoảng 10% so với thép Việt Nam. Bên cạnh đó, việc tái cấu trúc nguồn cung ngành thép Trung Quốc sẽ gián tiếp gia tăng chi phí sản xuất cho các doanh nghiệp thép Trung Quốc thông qua việc yêu cầu dùng quặng sắt và than cốc chất lượng cao. VNDS tin rằng ngành thép xây dựng Việt Nam sẽ vẫn được bảo vệ bởi thuế tự vệ trong trung hạn.
 
Bảo Lâm
Tuyên bố trách nhiệmBài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.