Thị trường chứng khoán đang hồi phục trở lại kể từ sau Tết nguyên Đán. Trong khi đó, dòng vốn ngoại lặng lẽ chảy vào thị trường thông qua chứng chỉ quỹ
E1VFVN30.
Tính từ đầu năm 2019 đến nay,
E1VFVN30 đã phát hành ròng 20,2 triệu CCQ, từ mức 295,6 triệu CCQ tại thời điểm cuối năm 2018 nâng lên thành 315,8 triệu đơn vị. Đỉnh điểm trong phiên giao dịch ngày 19/2,
E1VFVN30 đã phát hành 10 triệu CCQ, trị giá khoảng 150 tỷ đồng.
Từ đầu năm 2019 đến nay, giá của một CCQ ETF
E1VFVN30 tăng từ 14.095 đồng lên 14.983 đồng. Hiện tại, tổng tài sản ròng của
E1VFVN30 tăng 600 tỷ đồng đạt hơn 4.730 tỷ đồng (gần 204 triệu
USD), tăng mạnh so với mức 4.167 tỷ đồng (179,6 tỷ
USD) hồi cuối năm 2018.
Đáng chú ý, khối ngoại đã đổ tiền rất mạnh vào CCQ ETF nội này. Tính đến ngày 19/2, khối ngoại đã mua ròng 20,8 triệu CCQ
E1VFVN30 với tổng giá trị mua ròng gần 308 tỷ đồng. Trong đó, CCQ này đang có phiên thứ 29 liên tiếp được khối ngoại mua ròng.
Đánh giá về xu hướng mua ròng của nhà đầu tư ngoại, một chuyên gia cho biết điều này không hẳn nói lên rằng nhà đầu tư đang kỳ vọng năm 2019 thị trường sẽ tốt hơn năm 2018. Tiền rót vào ETF là dòng tiền nóng vào nhanh ra nhanh, điều này chỉ phản ánh độ nóng thị trường ở thời điểm hiện tại và sự dịch chuyển của dòng tiền trên thế giới.
Một điểm nữa, là sức ảnh hưởng từ dòng tiền Thái Lan và Hàn Quốc.
Cuối năm 2018, Bualuang Securities – Công ty chứng khoán lớn thứ 5 tại Thái Lan đã phát hành chứng chỉ lưu ký Depositary Receipt (DR), một loại chứng khoán mới niêm yết trên thị trường Thái Lan với tài sản cơ sở là chứng chỉ quỹ ETF VFMVN30 do công ty VFM vận hành và quản lý.
Theo vị chuyên gia trên, một phần dòng tiền nóng chảy vào ETF nội thông qua chứng chỉ lưu ký DR của Thái.
Bình An
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.