Chiều 31/5, CTCP
FPT (HoSE:
FPT) tổ chức buổi gặp gỡ nhà đầu tư, chuyên viên phân tích với chủ đề "Chuyển đổi số - Bước chuyển mình của
FPT".
Ông Nguyễn Văn Khoa, Tổng giám đốc
FPT cho biết ước tính 5 tháng đầu năm,
FPT dự kiến đạt doanh thu 10.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 1.700 tỷ đồng, lần lượt tăng 18% và 23% so với cùng kỳ năm trước. Tạm tính theo số liệu này,
FPT cùng hoàn thành 38% kế hoạch doanh thu và lợi nhuận cả năm.
Giai đoạn 2019 - 2021,
FPT lên mục tiêu tăng trưởng doanh thu 17,8%/năm còn lợi nhuận trước thuế là 20%/năm. Trong cơ cấu doanh thu năm 2021, mảng công nghệ sẽ chiếm 60%, tăng 2% so với năm 2018.
Công nghệ chính là trọng tâm phát triển của
FPT trong những năm tới, theo thừa nhận của ông Trương Gia Bình, Chủ tịch HĐQT. Theo ông Bình, công nghệ là một thị trường không giới hạn trên thế giới, vấn đề là
FPT có thể vượt lên chính mình để đạt được tốc độ tăng trưởng cao nhất hay không.
FPT dẫn số liệu từ một đơn vị khảo sát thị trường trên 628 doanh nghiệp và tổ chức đa quốc gia có doanh thu tỷ USD cho biết, tính đến 2018, khoảng 90% trong số họ đã có kế hoạch phát triển và triển khai chuyển đổi số.
Chuyển đổi số là kết hợp nguồn nhân lực, đầu tư công nghệ để biến các công ty với hệ thống CNTT truyền thống thành doanh nghiệp số với các tiện ích sử dụng như điện toán đám mây, hệ sinh thái tổng hợp, lấy dữ liệu làm trung tâm, thay đổi quy trình vận hành theo hướng có lợi, dùng CNTT để tăng doanh thu.
Cũng theo số liệu này, công nghệ thông tin và chuyển đổi số là một thị trường màu mỡ. Dự báo từ 2018 đến 2021, thị trường công nghệ thông tin trị giá hơn 4 tỷ USD có tốc độ tăng trưởng trung bình 2,6%/năm còn chuyển đổi số là 1.702 tỷ đồng, tăng 17%/năm. Trong khi đó,
FPT đã có trên 100 khách hàng trong top 500 doanh nghiệp lớn của thế giới. Quy mô chuyển đổi số đã vượt 100 triệu USD.
Với định hướng này,
FPT đặt ra mục tiêu khối công nghệ sẽ đạt 1 tỷ USD doanh thu giai đoạn 2019 - 2021, trong đó thị trường nước ngoài chiếm tỷ trọng 73%. Động lực tăng trưởng chính của khối công nghệ là chuyển đổi số với mức tăng 40 - 45%/năm, chiếm tỷ trọng khoảng 45% doanh thu vào năm 2021.
Đánh giá về mục tiêu 1 tỷ USD, ông Nguyễn Thế Phương, Phó Tổng giám đốc cho rằng đây là con số khiêm tốn,
FPT hoàn toàn có thể đạt được với tốc độ tăng trưởng trung bình 20%/năm.
Liên quan tới việc POPS kiện Truyền hình FPTvề bản quyền truyền hình, ông Nguyễn Văn Khoa cho biết hai bên đang làm việc với nhau để xác định sự việc nằm ở đâu.
FPT xử lý theo tinh thần sai ở đâu, sửa ở đấy. Nếu thực sự
FPT sai thì sẽ phải xin lỗi, kể cả có thể chịu phạt. Tuy nhiên, hai bên sẽ cùng ngồi lại để bàn bạc, đưa ra phương hướng hợp lý.
Khổng Chiêm
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.