Kết phiên 24/6, cổ phiếu
SPC của CTCP Bảo vệ Thực vật Sài Gòn (UPCoM:
SPC) có giá 34.900 đồng/cp, tăng trần phiên thứ 6 tương ứng tăng 128%.
Thanh khoản cổ phiếu chỉ 100 đơn vị mỗi phiên, với lượng dư mua/bán 1.000-1.200 đơn vị.
Bảo vệ Thực vật Sài Gòn có vốn điều lệ 105,3 tỷ đồng, với 2 cổ đông lớn là Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn (Sagri) nắm 59,33% vốn và Jia Hui sở hữu 6,41% vốn.
7 năm tăng trưởng liên tục
Bảo vệ Thực vật Sài Gòn hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, gia công, mua bán, sang chai và đóng gói thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, giống cây trồng, kinh doanh thuốc thú ý…
Hiện nay, công ty có hơn 500 cán bộ công nhân viên với hơn 80 sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật và có hệ thống phân phối, dịch vụ trên cả nước gồm 15 chi nhánh, một trạm dịch vụ và gần 1.000 đại lý, một siêu thị nông nghiệp, một xí nghiệp sản xuất thuốc bảo vệ thực vật tại TP HCM. Theo báo cáo thường niên, công ty đang hợp tác với một số doanh nghiệp trong và ngoài nước như LGChem, Mitsu Industries...
Năm 2018, công ty ghi nhận doanh thu thuần và lợi nhuận ròng lần lượt 1.241 tỷ đồng và 39,8 tỷ đồng, tăng 1% và 6%. EPS đạt 3.785 đồng. Đây là năm thứ 7 liên tiếp doanh nghiệp này báo tăng trưởng trong hoạt động kinh doanh.
KQKD củaThực vật Sài Gòn (Đvt: tỷ đồng)
Doanh thu 2019 dự kiến đạt 1.236 tỷ đồng, giảm 0,4%, trong khi lãi sau thuế 39,8 tỷ đồng, tăng 2%. Cổ tức tỷ lệ 17%, tương đương năm trước.
Tính đến cuối 2018, Bảo vệ Thực vật Sài Gòn có tổng tài sản 726 tỷ đồng, giảm 9% so với đầu năm. Tài sản ngắn hạn chiếm 90%, chủ yếu là 395 tỷ đồng hàng tồn kho và 178 tỷ đồng phải thu ngắn hạn. Tiền và tương đương tiền gần 62,5 tỷ đồng.
Về nguồn vốn, công ty đang nợ ngân hàng 168 tỷ đồng, với 95% vay ngắn hạn. Lợi nhuận sau thuế lũy kế ở mức 55,4 tỷ đồng, bên cạnh quỹ đầu tư phát triển 39,5 tỷ đồng và thặng dư cổ phần gần 1,6 tỷ đồng.
Trâm Anh
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.