Chỉ số MSCI châu Á Thái Bình Dương không tính Nhật Bản giảm 0,2% trong cả phiên 6/6, ghi nhận phiên giảm mạnh nhất trong hơn 1 tuần qua.
Giảm mạnh nhất khu vực là thị trường Trung Quốc, với Shanghai Composite và Shenzhen Composite lần lượt giảm 1,2% và 2%. Tâm lý lo ngại trở lại thị trường sau khi Quỹ Tiền tệ Quốc tế hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc năm 2019 từ 6,3% xuống 6,2%.
“Kinh tế Trung Quốc bị ảnh hưởng đáng kể bởi căng thẳng thương mại, nhưng đến nay mức độ ảnh hưởng vẫn trong kiểm soát”, ông Kenneth Kang, Phó giám đốc phòng nghiên cứu thị trường châu Á Thái Bình Dương tại Quỹ Tiền tệ Quốc tế, nói.
Thị trường Nhật Bản cũng đảo chiều vào cuối phiên, với Nikkei 225 giảm 0,01%.
Ngược lại, Hang Seng của Hong Kong tăng 0,2%. ASX 200 của Australia tăng 0,4% với cổ phiếu của các ngân hàng lớn đều tăng điểm. Chứng khoán Australia được hỗ trợ chủ yếu bởi quyết định hạ lãi suất gần đây của ngân hàng trung ương.
Cuối phiên 6/6, ông Trump đe dọa có thể áp thuế với thêm 300 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc nữa nếu cần. Ngay lập tức, Bộ Thương mại Trung Quốc đáp trả rằng quốc gia này sẽ chiến đấu đến cùng nếu Washington quyết định làm gia tăng căng thẳng thương mại.
Mở phiên 6/6, chỉ số MSCI châu Á Thái Bình Dương không tính Nhật Bản giảm 0,01%.
Trong đó, thị trường Nhật Bản, Hong Kong và Australia duy trì đà tăng. Nikkei 225 của Nhật Bản và Hang Seng của Hong Kong lần lượt tăng 0,3% và 0,2%.
ASX 200 của Australia tăng 0,6% với cổ phiếu của các ngân hàng lớn đều tăng điểm. Chứng khoán Australia được hỗ trợ chủ yếu bởi quyết định hạ lãi suất gần đây của ngân hàng trung ương.
Ngược lại, thị trường Trung Quốc giảm điểm, với Shanghai Composite và Shenzhen Composite lần lượt giảm 0,4% và 1%. Tâm lý lo ngại trở lại thị trường sau khi Quỹ Tiền tệ Quốc tế hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc năm 2019 từ 6,3% xuống 6,2%.
“Kinh tế Trung Quốc bị ảnh hưởng đáng kể bởi căng thẳng thương mại, nhưng đến nay mức độ ảnh hưởng vẫn trong kiểm soát”, ông Kenneth Kang, Phó giám đốc phòng nghiên cứu thị trường châu Á Thái Bình Dương tại Quỹ Tiền tệ Quốc tế, nói.
Thị trường Hàn Quốc đóng cửa nghỉ lễ.
Một số thị trường vẫn giữ đà tăng với kỳ vọng Fed sẽ sớm hạ lãi suất để thúc đẩy kinh tế Mỹ. Theo công cụ dự báo FedWatch, có khoảng 90% cơ hội Fed sẽ hạ lãi suất trong tháng 9 và hơn 80% cơ hội cơ quan này sẽ hạ lãi suất lần 2 vào tháng 12.
Ngày 4/6, Chủ tịch Fed Jerome Powell cho biết ngân hàng trung ương sẵn sàng xem xét phương án nới lỏng chính sách tiền tệ để hỗ trợ kinh tế Mỹ.
“Fed sẽ hành động phù hợp để duy trì đà tăng trưởng. Chúng tôi không biết các vấn đề thương mại toàn cầu sẽ được giải quyết thế nào và vào bao giờ. Nhưng chúng tôi đang theo dõi sát sao những diễn biến này để đánh giá triển vọng kinh tế Mỹ”.
Trong khi đó, một số nhà đầu tư giao dịch thận trọng với lo ngại kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng chậm hơn và Mỹ có thể rơi vào suy thoái. Nguyên nhân là Mỹ và Mexico không đạt được thỏa thuận nào về vấn đề di cư trong vòng đàm phán ngày 5/6. Tổng thống Donald Trump cho rằng nội dung đàm phán chưa đủ rõ ràng và hai bên sẽ trở lại “bàn tròn” vào ngày 6/6.
Thị trường đang chờ đợi “cái gật đầu” của Mỹ và Trung Quốc để nối lại đàm phán, hoặc Fed chi tiết hơn về kế hoạch thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, theo bà Alicia Levine, trưởng phòng chiến lược tại BNY Mellon Investment Management. “Tôi nghĩ thị trường sẽ lên xuống liên tục trong vài tháng tới”.
Minh Lan/ Theo CNBC
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.