Kết phiên 12/8, cổ phiếu
DNR của CTCP Đường sắt Quảng Nam - Đà Nẵng (UPCoM:
DNR) không có thanh khoản, giao dịch ở giá 12.000 đồng/cp, sau khi có 4 phiên trần, ghi nhận mức tăng 71%. Trước đó, thanh khoản cổ phiếu “nhỏ giọt” chỉ 100 cổ phiếu mỗi phiên với dư mua 200 – 1.200 đơn vị.
Đường Sắt Quảng Nam có vốn điều lệ 15,8 tỷ đồng với 1 cổ đông lớn duy nhất là Tổng công ty Đường Sắt Việt Nam nắm 51% vốn.
Doanh nghiệp có trụ sở Đà Nẵng, hoạt động trong lĩnh vực chính là xây dựng công trình đường sắt và đường bộ, quản lý bảo trì hệ thống, đồng thời xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng…
Kết quả kinh doanh của Quảng Nam - Đà Nẵng. Nguồn: BCTC
Đường Sắt Quảng Nam này đặt mục tiêu năm 2020 phấn đấu hoàn thành xây dựng mới tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng và Đồng Đăng – Hà Nội. Đơn vị này cũng phát triển giao thông vận tải bánh sắt tại Hà Nội và TP HCM, ưu tiên xây dựng trước một một số đoạn tuyến đường sắt cao tốc Bắc Nam.
Đến năm 2030, doanh nghiệp này đặt mục tiêu hoàn thành mạng đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP HCM, triển khai xây dựng mạng đường sắt Tây Nguyên, đường sắt nối các tỉnh ven biển đồng bằng Bắc Bộ và đường sắt đến các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.
Năm 2018, công ty ghi nhận doanh thu thuần và lãi sau thuế 129 tỷ đồng và 2,4 tỷ đồng, tăng 16% và 33% so với năm trước. Đây là năm thứ 4 liên tiếp, doanh nghiệp ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận, gấp 3 lần lợi nhuận năm 2015.
Tổng tài sản đến cuối 2018 gần 64 tỷ đồng, tăng 11% so với đầu năm. Tài sản ngắn hạn chiếm 84%, chủ yếu là phải thu gần 41 tỷ đồng gồm 22,7 tỷ đồng từ công ty mẹ Tổng công ty Đường sắt Việt Nam và khách hàng khác 12 tỷ đồng.
Về nguồn vốn, công ty đang vay nợ 3,8 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối ở mức 2,4 tỷ đồng, bên cạnh quỹ đầu tư phát triển hơn 353 triệu đồng.
Người đồng hành
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.